11
/
58465
Học lớp 12, con gái tôi không biết nấu mì gói
hoc-lop-12-con-gai-toi-khong-biet-nau-mi-goi
news

Học lớp 12, con gái tôi không biết nấu mì gói

Thứ 5, 01/03/2018 | 16:48:08
539 lượt xem

 Tôi từng cho rằng trẻ nhỏ chỉ cần ăn, ngủ ngoan, đến khi học phổ thông thì chỉ cần học giỏi, ngoan ngoãn là tốt lắm rồi.

Học lớp 12, con gái tôi không biết nấu mì gói - Ảnh 1.

Giữa tháng 2-2018, Trường THPT Ernst Thälmann, TP.HCM tổ chức cho học sinh làm vệ sinh trường, lớp. Nhiều học sinh bộc bạch rằng ở nhà các em rất ít khi phải làm những việc như thế này - Ảnh: H.HG.

Tôi có hai con, 1 trai, 1 gái. Chồng đi làm xa, 1-2 tháng mới về nhà một lần nên 3 mẹ con tôi ở nhà ăn uống, sinh hoạt hết sức đơn giản. Chúng tôi ở căn hộ chung cư chỉ 44 m2 nên việc nhà cũng không nhiều.

Nói thật là trong đầu tôi không có khái niệm phải yêu cầu con phụ mẹ việc nhà. Hơn nữa tôi cho rằng trẻ nhỏ chỉ cần ăn, ngủ ngoan (lứa tuổi mầm non), đến khi đi học phổ thông thì chỉ cần học giỏi, chăm học, ngoan ngoãn là tốt lắm rồi.

Và 2 đứa con của tôi đã ngoan y như lòng tôi hằng mong ước. Từ khi đi nhà trẻ cho đến khi học tiểu học, THCS và bây giờ là THPT, tôi chưa bao giờ bị cô giáo mắng vốn như nhiều phụ huynh khác. Bởi cả hai đều học giỏi và rất ngoan.

Nhưng cách đây nửa năm, tôi mới vỡ lẽ: các con chỉ ngoan thôi chưa đủ.

Lần ấy tôi bị cảm, sốt rồi nằm li bì. Những lần trước dù có ốm thì tôi cũng ráng ngồi dậy nấu bữa cơm đơn sơ cho 2 con. Tôi luôn tâm niệm: bản thân mình phải tạo điều kiện - thời gian để con cái ăn học thành tài, để chồng yên tâm công tác. Nhưng lần này thì tôi ốm nặng, không thể gắng gượng.

Rồi đến bữa, cả 2 đứa đều đói bụng và cùng hỏi: Tối nay ăn gì hả mẹ? Lúc này tôi mới chợt nhận ra: đến cắm nồi cơm mà con mình cũng không biết làm, dù con gái đã 18 tuổi, còn con trai thì 15. 

Tôi nói 2 con nấu mì gói ăn đỡ đi. Nhưng hỡi ôi, cách sử dụng bếp từ con gái tôi cũng không biết vì đó giờ có bao giờ cháu phải sờ đến cái bếp đâu, mẹ giành làm hết từ A đến Z rồi. Cứ đi học về là cơm canh đã dọn sẵn trên bàn, ăn xong chỉ việc đứng lên chứ không phải dọn chén đũa vào bồn rửa nữa.

Sau một hồi chỉ dẫn, con cũng nấu được 2 tô mì. Cả 2 đứa đều đói nên ăn ngấu nghiến mà quên mất mẹ chúng đang ốm cũng cần phải… ăn. Cũng tại tôi, từ nhỏ đến lớn có bao giờ chúng phải quan tâm đến mẹ đâu. 

Tôi nhờ con đi mua cho mình tô cháo hành với chỉ dẫn kỹ lưỡng về đường đi. Nhưng cả 2 chị em đều lúng túng, ngại ngần, đùn đẩy cho nhau. Cũng là tại tôi, đó giờ tôi có cho con tự đi mua sắm cái gì đâu.

Và rồi… sau 2 ngày nằm bẹp, cần gì cũng phải sai bảo (chứ con không hề biết chủ động quan tâm và chăm sóc người ốm là mẹ chúng), tôi đi xuống bếp và hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là  đống chén đĩa dơ vứt ngổn ngang trong bồn, trên bàn ăn, trên mặt bếp. 

Tôi hỏi thì con trả lời tỉnh bơ: "Con có biết rửa như thế nào đâu".

Sau lần đó, tôi quyết tâm sắp xếp lại cuộc sống gia đình: yêu cầu cả 2 con phải phụ mẹ việc nhà với những lý lẽ thuyết phục. Sau nhiều lần lấy do "con bận học" mà vẫn không ăn thua, con tôi miễn cưỡng làm, nhưng chúng khó chịu ra mặt. 

Không chỉ thế, hai chị em tị nạnh nhau từng chút một. Cứ phải có đủ 2 đứa thì chúng mới chịu rửa chén, có đủ 2 đứa chúng mới quét nhà, lau nhà, phơi đồ… trong khi giờ giấc đi học của 1 đứa lớp 9 với một đứa lớp 12 hoàn toàn khác nhau. Chưa kể đồ đã giặt không thể để trong máy giặt hoài, chén đĩa dơ không thể ngâm quá lâu…

Thế nên tôi vẫn cứ phải nhắc nhở, để 2 đứa con thường xuyên gắt gỏng: "Mẹ nói nhiều thế", "Mẹ khó tính thế", "Mẹ bắt tụi con làm việc như khổ sai"… Nhiều lúc nhắc hoài mà không ăn thua, tôi đi làm luôn cho xong.

Tết vừa rồi, vợ chồng tôi đưa 2 con về quê ăn tết với gia đình bên nội. Trời rét căm căm, cứ ăn no là 2 đứa con tôi vào phòng trùm mền ngủ, không cần biết mọi người ra sao. 

Đây là "nề nếp" mà ngày xưa khi chúng còn nhỏ, tôi thường hãnh diện về sự "ăn dễ, ngủ dễ" của chúng (trong khi nhiều anh, chị em khác trong gia đình cứ phải la hét mà con cũng không chịu ngủ trưa, không chịu ăn uống đàng hoàng). 

Bây giờ, cái "nề nếp" ấy lại thành nỗi xấu hổ của tôi với gia đình chồng. "Mợ phải dạy 2 đứa có trách nhiệm với gia đình một chút, ăn xong mỗi người một chân một tay dọn dẹp thì 2 đứa con nhà mợ lớn lộc ngộc như thế chỉ biết lăn ra ngủ",  lời chị chồng nhắc nhở khiến lòng tôi đắng nghét...

Theo Tuổi trẻ

  • Từ khóa

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023.
18:39 - 22/12/2024
30 lượt xem

Giới trẻ Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh

Các khoa tiếng Anh của các trường ĐH chủ yếu đào tạo về chuyên sâu về ngôn ngữ và giảng dạy, trong khi đó các trung tâm ngoại ngữ mạnh hơn về kỹ năng.
07:51 - 22/12/2024
282 lượt xem

Bạo lực súng đạn đe dọa trường học ở Mỹ

Bạo lực súng đạn tại các trường học ở Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể trong những năm qua, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19.
20:03 - 21/12/2024
580 lượt xem

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn...
10:25 - 21/12/2024
771 lượt xem

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ bảy

Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy.
16:20 - 20/12/2024
1,252 lượt xem