11
/
58292
Đề xuất thêm tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới
de-xuat-them-tac-pham-bat-buoc-trong-chuong-trinh-ngu-van-moi
news

Đề xuất thêm tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới

Chủ nhật, 25/02/2018 | 08:07:40
1,242 lượt xem

Bày tỏ sự chưa đồng tình với những tác phẩm bắt buộc trong dự thảo môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy giáo Nguyễn Hữu Quyền, nguyên trưởng Bộ môn Văn, Sở GD-ĐT Nghệ An gửi tới VietNamNet những nhận xét cũng như đề xuất của riêng mình.

VietNamNet giới thiệu bài viết của thầy giáo Nguyễn Hữu Quyền. 

môn Ngữ văn,Chương trình giáo dục phổ thông mới,chương trình giáo dục tổng thể

Ảnh: Lê Huyền

Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Ban soạn thảo có nêu hai khái niệm: Tác phẩm bắt buộc và tác phẩm tự chọn.

Tôi hiểu bắt buộc có nghĩa là nó thuộc phần cứng, phần cốt lõi của Chương trình. Muốn hay không, ở địa phương nào cũng cần phải dạy, phải học. Còn tự chọn thì cũng là dạy và học nhưng linh động. Có thể lớp này dạy và học tác phẩm này nhưng lớp khác, trường khác lại chọn tác phẩm khác.

Tự chọn - từ góc nhìn đó, tâm lí thường tình cho rằng sẽ không phải, không còn là “ linh hồn” của Chương trình, dù nó có hay đến mấy (mà hình như cái hấp dẫn nhất, do nhiều nguyên nhân như đặc điểm tâm lí - thẩm mĩ, quy luật tiếp nhận… lại ở đây, ở cái chỗ không bắt buộc).

Theo đó có thể sẽ xảy ra sự tùy tiện từ phía người dạy và người học. Và biết đâu, tâm lí ấy có thể xuất hiện cả ở người biên soạn?

Nói vậy để tránh, để phòng ngừa điều có thể xảy ra, chứ tôi ủng hộ hướng biên soạn này. Vấn đề cần bàn là tác phẩm nào bắt buộc? Tác phẩm nào tự chọn?

Phải xác định tiêu chí lựa chọn

Trả lời câu hỏi trên việc đầu tiên cần làm là xác định tiêu chí lựa chọn.

Tôi đã đọc các tiêu chí của Ban soạn thảo. Còn ý kiến cá nhân tôi là những tác phẩm được đưa vào Chương trình phải là những tác phẩm đạt được các tiêu chí sau:

Một mặt, nó góp phần tiêu biểu tạo nên gương mặt tâm hồn – văn hóa dân tộc trên nhiều cạnh khía trong hành trình dựng nước và giữ nước. Mặt khác, nó cũng là một viên gạch chất lượng đóng góp xây dựng nên văn hóa – tâm hồn nhân loại.

Tác phẩm đó phải có giá trị cao về hình thức nghệ thuật, phản ánh quá trình vận động, phát triển của bản thân văn học, với tư cách là loại hình nghệ thuật ngôn từ (tôi tạm tách nội dung và hình thức, bởi ai cũng biết chúng là một thực thể không tách rời).

Nói cách khác, tác phẩm văn học đưa vào Chương trình phải ưu tiên chất văn, lấy chất văn làm tiêu chí cốt lỏi, có sức lay động tâm hồn con người, đặc biệt là người dạy và người học. Dạy cách học (cách đọc - viết, nghe - nói) nên và phải trên nền tảng những tiêu chí đó mới tạo được hiệu ứng thẩm mĩ, từ đó cho ra những hiệu quả - thứ hiệu quả chỉ có môn Ngữ văn mới có được.

Theo đó các phẩm bắt buộc và tác phẩm tự chọn sẽ khác nhau về mức độ, cấp độ khi dựa vào các tiêu chí đó trong quá trình lựa chọn.

Từ góc nhìn trên, tôi có một vài nhận xét sau về dự thảo chương trình môn Ngữ văn mới:

- Chỉ bắt buộc dạy – học 6 tác phẩm (Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập) là thiếu khách quan, chưa thỏa đáng, chưa toàn diện.

Nhìn vào các văn bản trên, ai cũng nhận ra cảm hứng yêu nước là dòng chủ lưu. Mạch chảy nhân đạo quá khiêm tốn (một sự chia tách tạm gọi, bởi ai cúng biết các nguồn mạch này có mặt trong nhau), trong khi tâm hồn – văn hóa Việt Nam (và cả thế giới nữa) đâu có như vậy?

Mặt khác, xin nói thật, một số tác phẩm dự kiến bắt buộc, dù rất có giá trị nhưng về hình thức biểu hiện không còn quen thuộc với học sinh, có thể dễ dẫn đến sự thiếu hấp dẫn - điều không ai mong muốn trong đổi mới chương trình - sách giáo khoa lần này.

Vả lại, không lẽ nào lại dạy học sinh đọc – nói, nghe - viết bằng cách chủ yếu tập trung bắt buộc dạy hịch, cáo, văn tế…? Dĩ nhiên là cách học mà Ban soạn thảo nêu ra phải có nội hàm rộng lớn hơn. Nhưng dù lớn rộng mấy thì theo như tôi hiểu cũng phải bắt đầu từ yêu cầu đọc - viết, nghe - nói cụ thể đó.

môn Ngữ văn,Chương trình giáo dục phổ thông mới,chương trình giáo dục tổng thể

Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Tôi nghĩ, không biết có phải do Ban soạn thảo quá coi trọng cảm hứng yêu nước, hay do một quán tính nào đó, hoặc vì lí do nào đó ngoài văn học… mà đưa vào hoặc gạt đi một số tác phẩm xứng đáng được vào phần bắt buộc?

Những tác phẩm đề xuất

Cần có cái nhìn kết hợp giữa thể loại và lịch đại trong lựa chọn, biên soạn. Dù có lưu ý vị trí tác gia nhưng không nên bị mặc định điều đó trong lựa chọn.

Tác phẩm nào đạt được những yêu cầu mà các tiêu chí đặt ra cao nhất, rõ nét nhất, tiêu biểu cho các cột mốc của sự vận động, phát triển của thi pháp cũng như tâm hồn, văn hóa dân tộc thì đưa vào phần bắt buộc.

Sau đây là các tác phẩm bắt buộc:

Một số tác phẩm văn học dân gian với tư cách là nền tảng, cội nguồn tâm hồn - văn hóa dân tộc là truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy và truyện cổ tích Tấm Cám.

Văn học Trung đại chọn những tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bên cạnh đó là một số ít bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương với tư cách Bà chúa thơ Nôm, tiêu biểu cho sự bứt phá về thi pháp trong quá trình vận động, phát triển của văn học dân tộc hòa nhập với nhân loại.

Tôi không chọn Nguyễn Khuyến mặc dù ông rất lớn, nhưng về thi pháp tác giả này vẫn thuộc phạm trù trung đại.

Văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1945 có Tống biệt của Tản Đà, Mùa xuân chín của Hàn Mạc Tử, Chí Phèo của Nam Cao, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Văn học giai đoạn 1945-1975 có Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

Văn học giai đoạn sau 1975 đến nay có Phiên chợ Dát của Nguyễn Minh Châu, Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp.

Về phần tự chọn trong Chương trình, tôi ủng hộ phương án Ban soạn thảo gợi ý đưa vào dạy - học một số tác phẩm thấm đượm hơi thở tươi ròng, đa góc cạnh của cuộc sống, sự phong phú, đa thanh của tiếng Việt.

Ngoài ra, người trực tiếp đứng lớp có thể tự lựa chọn một số tác phẩm với điều kiện nhân văn, nhân bản, có tác dụng giáo dục. Sẽ không có sự “hỗn độn” nào ở đây bởi vì thầy cô giáo đứng lớp trước hết là những công dân có trách nhiệm. Họ hiểu rõ ý nghĩa của việc mình làm. Đây là cơ hội rèn luyện năng lực, phẩm chất của cả người dạy và người học.

Cuối cùng, tôi có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo Chương trình, Hội đồng thẩm định nên lắng nghe mọi sự góp ý trên rất nhiều bình diện, từ tư tưởng đổi mới giáo dục đến cách tư duy, cách tổ chức, chương trình tổng thể, chương trình từng bộ môn, tích hợp liên môn…, trong đó có ý kiến của người đứng lớp trực tiếp và học sinh.

Theo tôi, không trực tiếp đứng lớp thì khó biên soạn và phản biện chương trình sát hợp với đối tượng. Thực tế đã chứng minh điều đó. Mong không có sự lặp lại. 

Theo Nguyễn Hữu Quyền/Vietnamnet

  • Từ khóa

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
168 lượt xem

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm...
15:10 - 03/05/2024
208 lượt xem

Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học

Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung...
10:48 - 03/05/2024
339 lượt xem

Thành lập hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
09:16 - 03/05/2024
364 lượt xem

Từ hôm nay, Úc tiếp tục tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh

Sau hơn nửa năm kể từ khi công bố yêu cầu mới về tài chính, Úc tiếp tục tăng mức tối thiểu mà du học sinh phải chứng minh để được xét duyệt thị thực du...
06:45 - 03/05/2024
415 lượt xem