11
/
57692
Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2017 là Phạm Hoàng Hiệp 36 tuổi
giao-su-tre-nhat-viet-nam-nam-2017-la-pham-hoang-hiep-36-tuoi
news

Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2017 là Phạm Hoàng Hiệp 36 tuổi

Thứ 6, 02/02/2018 | 09:26:57
491 lượt xem

Trong 2 ngày 31/1 và 1/2/2018, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.

Theo đó, danh sách ứng viên đã đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 có 85 người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và 1141 người đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư.

Người trẻ tuổi nhất được phong giáo sư năm 2017 là PGS.TSKH Phạm Hoàng Hiệp, sinh ngày 01/03/1982 tại Hải Dương thuộc Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Hướng nghiên cứu chính là: Lý thuyết đa thế vị, Giải tích và hình học phức.

Được biết, Phạm Hoàng Hiệp cũng là người trở thành Phó giáo sư (PGS) trẻ nhất Việt Nam khi mới 29 tuổi.

Tân Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2017 - Phạm Hoàng Hiệp sinh năm 1982

Tân Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2017 - Phạm Hoàng Hiệp sinh năm 1982

Năm 2004, Phạm Hoàng Hiệp học lớp chất lượng cao, Khoa Toán-Tin Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; năm 2007 trở thành Thạc sĩ tại Đại học Sư phạm Hà Nội; Tiến sĩ 2008 tại Đại học Umea, Thụy Điển; Tiến sĩ khoa học: 2013 tại Trường ĐH Aix-Marseille, Pháp và đạt tiêu chuẩn Phó giáo sư năm 2011 - PGS trẻ nhất Việt Nam năm 2011.

Từng chia sẻ với Dân trí sau khi nhận danh hiệu PGS trẻ nhất Việt Nam năm 2011, Phạm Hoàng Hiệp cho biết, anh người có nhiều may mắn trong học tập và nghiên cứu khoa học. Lúc học ở khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi được sự quan tâm và học tập với nhiều giáo sư ở khoa Toán như GS. Nguyễn Văn Khuê, GS. Lê Mậu Hải, ... Sau đó là GS Lê Tuấn Hoa, GS Ngô Việt Trung.

Ngoài ra, anh có cơ hội làm việc với các GS. Urban Cegrell ở ĐH Umea, Thụy Điển, GS. Ahmed Zeriahi và GS. Vicent Guedj, ĐH Toulouse, Pháp, GS. Jean-Pierre Demailly, một người có tầm hiểu biết rộng và là một nhà sư phạm tuyệt vời, tại Viện Fourier, ĐH Grenoble, nước Pháp.

Theo Hiệp, để thành công trên con đường khoa học thì các bạn trẻ phải có khả năng ước lượng, phán đoán, trực giác. Ngoài những tố chất trên thì cần có sự chịu khó học hỏi, kiên trì và tư duy độc lập và hãy luôn đặt câu hỏi tại sao, và cố gắng suy nghĩ giải thích.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là một trong số 19 người thuộc ngành Y học đạt tchuẩn giáo sư năm 2017. Bộ trưởng Tiến sinh ngày 1/8/1959, quê ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Dưới đây là danh sách các ứng viên đã đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 xem TẠI ĐÂY

Theo Nhật Hồng/Dân trí 

  • Từ khóa

Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần tính toán, tránh tràn lan, thiếu hiệu quả

Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần có tính toán, dự báo dựa trên tín hiệu thị trường, tránh phát triển ‘nóng’, tràn lan, thiếu hiệu quả.
06:46 - 06/05/2024
59 lượt xem

Cấm các trường đại học yêu cầu xác nhận nhập học sớm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm 2024. Theo đó, bộ cấm các trường...
19:36 - 05/05/2024
339 lượt xem

Có đến 20 phương thức xét tuyển, thí sinh nên chọn phương thức nào?

Bộ GD-ĐT vừa công bố danh mục các phương thức xét tuyển năm 2024. Đây cũng là các phương thức phổ biến đã được các trường ĐH sử dụng để tuyển sinh trong...
15:00 - 05/05/2024
444 lượt xem

Thấy con đọc truyện, xem phim nhạy cảm: Sốc, rồi làm sao nữa?

Khi bắt gặp con còn vị thành niên (dưới 18 tuổi) đang đọc truyện, xem phim có yếu tố nhạy cảm, phim 18+, cha mẹ có thể sốc, hoặc không thể chấp nhận thậm...
10:24 - 05/05/2024
602 lượt xem

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã...
08:22 - 04/05/2024
1,203 lượt xem