11
/
57613
Bài thơ “Về quê ngoại” trong sách tiếng Việt lớp 3 có 2 tác giả?
bai-tho-ve-que-ngoai-trong-sach-tieng-viet-lop-3-co-2-tac-gia
news

Bài thơ “Về quê ngoại” trong sách tiếng Việt lớp 3 có 2 tác giả?

Thứ 4, 31/01/2018 | 08:29:34
3,191 lượt xem

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giải đáp thắc mắc của giáo viên về tác giả của bài thơ “Về quê ngoại” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3.

Gần đây, một giáo viên ở Gia Lai chia sẻ lên mạng xã hội về bài thơ “Về quê ngoại” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 2 tác giả khác nhau.

Giáo viên này cho biết, sách giáo khoa có bài thơ “Về quê ngoại” xuất bản năm 2010 là của tác giả Hà Sơn. Còn sách giáo khoa in năm 2017 là của tác giả Chử Văn Long.

Mặc dù Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã từng giải thích là Hà Sơn chính là bút danh của nhà thơ Chử Văn Long nhưng điều đáng nói là giáo viên trên không biết nên giải thích với học sinh như thế nào. Bởi khi tra cứu, có thông tin cho biết Chử Văn Long có bút danh là Sơn Hà còn trong sách giáo khoa lại ghi là của tác giả Hà Sơn.

bai tho ve que ngoai trong sach tieng viet lop 3 co 2 tac gia hinh 1

Nhiều giáo viên thắc mắc bài thơ “Về quê ngoại” trong sách tiếng Việt lớp 3 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành

Ngoài ra, một số giáo viên khác chưa biết cách giải thích cho học sinh về tác giả của bài thơ “Về quê ngoại”.

 “Sáng nay, em cũng dạy bài này. Sách của cô giáo, tác giả là Hà Sơn còn của học sinh là Chử Văn Long. Em đành theo tác giả của học sinh”, một giáo viên chia sẻ.

Còn một giáo viên khác cho biết: “Có bài thơ em dạy học sinh đọc khác cô. Cô thì nghĩ học sinh đọc sai nên cứ sửa và nghĩ học sinh lớp này khó dạy bảo sửa mãi vẫn cứ đọc sai. Chắc là học sinh cũng nghĩ cô giáo đọc sai. Trớ trêu, khi thấy cả lớp đều đọc sai giống nhau cô kiểm tra lại thì hóa ra sách của cô khác sách của học sinh”.

Trước những thắc mắc trên của giáo viên, trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) giải thích: Bài Về quê ngoại – sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập một trang 134, NXBGDVN, trong những bản in từ 2015 về trước ghi tên tác giả là Hà Sơn - một bút danh của nhà thơ Chử Văn Long. Cũng bài học đó trong bản in năm 2016, tên tác giả được ghi là Chử Văn Long như có ý kiến nêu là đúng.

Lý do là từ lần xuất bản đầu tiên phục vụ năm học 2004 - 2005 đến bản in phục vụ năm học 2014 - 2015, bài thơ Về quê ngoại ghi tên tác giả là Hà Sơn như nhà thơ Chử Văn Long đã ghi khi công bố tác phẩm.

Cho đến gần đây, tác giả của bài Về quê ngoại đã liên hệ với Ban biên tập đề nghị điều chỉnh tên tác giả bài thơ là Chử Văn Long. Vì vậy, bài thơ “Về quê ngoại” từ bản in phục vụ năm học 2016 - 2017 có tên tác giả là Chử Văn Long.

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, cứ mỗi khi đến gần năm học mới, Bộ GD-ĐT đều yêu cầu các Sở GD-ĐT ở các địa  phương hướng dẫn lãnh đạo các trường phổ biến cho giáo viên những thay đổi, đính chính trong các sách giáo khoa. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý điều này cũng như  cập nhật thông tin nếu thấy sách giáo khoa từng môn học có sự thay đổi./.

Theo Bích Lan/VOV.VN

  • Từ khóa

Giới trẻ Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh

Các khoa tiếng Anh của các trường ĐH chủ yếu đào tạo về chuyên sâu về ngôn ngữ và giảng dạy, trong khi đó các trung tâm ngoại ngữ mạnh hơn về kỹ năng.
07:51 - 22/12/2024
15 lượt xem

Bạo lực súng đạn đe dọa trường học ở Mỹ

Bạo lực súng đạn tại các trường học ở Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể trong những năm qua, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19.
20:03 - 21/12/2024
302 lượt xem

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn...
10:25 - 21/12/2024
504 lượt xem

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ bảy

Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy.
16:20 - 20/12/2024
979 lượt xem

Đào tạo truyền thông: Sinh viên nên được tiếp cận nghề nghiệp sớm

Khối ngành truyền thông có hơn 30 trường đại học đào tạo. Vấn đề đặt ra làm sao để đảm bảo quyền lợi sinh viên, tránh chạy theo số lượng tuyển sinh.
14:29 - 20/12/2024
1,027 lượt xem