11
/
57372
Khóc, cười tràn ngập lễ chào cờ: Đâu là mặt trái?
khoc-cuoi-tran-ngap-le-chao-co-dau-la-mat-trai
news

Khóc, cười tràn ngập lễ chào cờ: Đâu là mặt trái?

Thứ 4, 24/01/2018 | 08:22:27
766 lượt xem

Nhiều chuyên đề giáo dục đạo đức, kỹ năng sống thông qua bài nói chuyện của diễn giả thường là phải gây cười hoặc làm học sinh khóc nghẹn ngào. Hoạt động này đang phổ biến ở nhiều trường học với sự háo hức của nhà trường, phụ huynh nhưng ít ai nhìn thấy mặt trái.

Dạy đạo đức bằng… khóc lóc, tội lỗi

Hiện nay, các trường học thường tổ chức các chuyên đề về giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh thông qua bài nói chuyện của diễn giả. Buổi nói chuyện này thường được các trường tận dụng tổ chức vào giờ chào cờ như một sinh hoạt chuyên đề. Nên giờ có thể dễ dàng gặp những buổi chào cờ tràn ngập nụ cười hoặc nước mắt.

Chuyên đề chống bạo lực học đường được một trường THCS ở TPHCM đưa vào với những chia sẻ, thông tin bổ ích

Chuyên đề chống bạo lực học đường được một trường THCS ở TPHCM đưa vào với những chia sẻ, thông tin bổ ích

Thế rồi, buổi sinh hoạt dưới cờ được dẫn dắt bởi các diễn giả. Và xu hướng “ăn khách” của nhiều báo cáo viên là họ phải có khả năng hài hước làm học sinh cười hoặc trạng thái ngược lại là lấy được nước mắt của các em. Rất nhiều bài nói chuyện với các nội dung “đánh vào cảm xúc” như kể ra tội lỗi của học sinh, kể công ơn trời biển của phụ huynh, thầy cô… được các diễn giả khai thác một cách triệt để.

Lấy nước mắt học sinh không phải dễ

Hiện đang có nhiều ý phản hồi trái chiều về những buổi nói chuyện “khóc cười” dưới sân trường. Trong đó, nhiều người ủng hộ vì đến người lớn mới nghe còn thấy mê mẩn, thấy như được "khai sáng". Nhiều ý kiến bày tỏ, trước tình trạng một bộ phận học trò vô cảm, thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh, thiếu lý tưởng sống như hiện nay thì việc dạy đạo đức bằng những bài báo cáo, diễn thuyết “lay động tâm can” như vậy là rất cần thiết.

Những buổi nói chuyện chuyên đề gây khóc cười đang được đưa vào rất nhiều trường học (Ảnh minh họa)

Những buổi nói chuyện chuyên đề gây "khóc cười" đang được đưa vào rất nhiều trường học (Ảnh minh họa)

Thường các diễn giả sẽ khai thác các lỗi lầm, về sự bất hiếu, việc coi mình là “cái rốn vũ trụ”, sống ích kỷ của học sinh. Qua những câu chuyện, câu nói và thông điệp của người dẫn dắt, các em ít nhiều thấy hình ảnh của mình trong đó. Và khi được khơi gợi thì các em bày tỏ cảm xúc bằng cười hoặc khóc. Đó là cơ hội để các em đánh thức bản thân, nhìn lại chính mình.

Ở góc độ trường học, bố mẹ, thấy con khóc hoặc cười với họ đã là một thành tích. Họ nhen nhóm niềm tin, qua nụ cười hoặc nước mắt, các em sẽ biết sai mà sửa. Và diễn giả, để lấy được nước mắt hay nụ cười học trò không phải là chuyện dễ - điều mà bố mẹ và giáo viên có khi đầu hàng - nên xu hướng “nói chuyện khóc cười” lại càng được ưa chuộng.

Trẻ bị chi phối về cảm xúc

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng những buổi nói chuyện “khóc cười” không gây “ngộ độc” cho học sinh thì rất nhiều người lại thấy “ớn” với cách thức này.

Chị Trần Thị Dung, phụ huynh có con học THCS ở TPHCM chia sẻ, chị hoảng hồn khi được đến dự một chuyên đề dành cho học sinh toàn trường mà diễn giải nói xong là các con… đau khổ, xấu hổ, nước mắt nghẹn ngào về lỗi lầm của mình. Dù bản thân chị cũng muốn dạy con nghe lời nhưng không muốn con mang cảm giác tội lỗi vì những lỗi lầm của mình hay phải mang ơn bố mẹ, thầy cô mà “đến khi họ chết, các em đã làm được gì trả ơn họ?”.

Chị cho rằng, những bài nói chuyện khai thác lỗi lầm và cảm xúc đang gây tổn thương trẻ, làm các em mất đi lòng tự tôn, lúc nào cũng mang cảm giác hối hận, tội lỗi.

“Quá tội nghiệp các con, tôi không muốn con mình bị chi phối về cảm xúc và hiệu ứng đám đông. Ở nhà, bên ngoài tôi có thể tránh không cho con tham gia các chương trình này nhưng ở trường thì rất khó”, chị bày tỏ băn khoăn.

Một trong những yếu tố quan trọng của giáo dục là khơi gợi sự tin tin, tự tôn ở học trò (ảnh minh họa)

Một trong những yếu tố quan trọng của giáo dục là khơi gợi sự tin tin, tự tôn ở học trò (ảnh minh họa)

Một chuyên gia tâm lý phân tích, quy kết tội lỗi của học trò là điều hết sức nguy hiểm. Vị thành niên là giai đoạn tuyệt vời nhất để mỗi con người hình thành bản sắc cá nhân. Nhưng chính ở tuổi này, người lớn thường tìm đủ cách, có thể là cố ý hoặc vô ý để tiến trình cá nhân hóa diễn ra yếu ớt và không thành công.

Chuyên gia này cũng nêu ý kiến, những bài nói chuyện này không gây “ngộ độc” cho ai nếu người nghe có khả năng tự bảo vệ và có quyền phản biện. Nhưng ở đây là học sinh ở vị trí bị động, lại trong bối cảnh là người phải ngồi nghe. Vì thế bà cho rằng, nhà trường và phụ huynh cần tỉnh táo, trong giáo dục không có gì dễ dàng và không có gì thay đổi ngay.

Chưa kể, khi kỳ vọng quá lớn vào các diễn giả, phía nhà trường và gia đình có thể bỏ quên vai trò của mình. Cô Trần Thanh Hồng, một giáo viên tư vấn tâm lý cho biết, khi “vạch” ra những sai lầm của các em như chuyện yêu đương, phá thai, bỏ nhà đi bụi…, chúng ta mong chờ các em hối hận, dằn vặt, sửa chữa sau một bài nói chuyện. Thế còn vai trò, trách nhiệm của bố mẹ, của thầy cô, nhà trường ở đâu trong lỗi lầm của các em? Họ đã và sẽ làm gì trong việc gắn kết, tương tác, giáo dục giới tính, cùng đồng hành? Đó là một quá trình dài mà không ai thay thế được vai trò bố mẹ, thầy cô.

“Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề người nói, kẻ khóc ấy thì học trò vẫn vậy. Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Qua công tác chủ nghiệm, tôi thấy rằng đưa hành vi tích cực để giáo dục thì học sinh tiến bộ hơn, còn không thì chỉ sướng… miệng người nói”, - Thầy Đậu Đình Sanh, một giáo viên bậc THPT
“Có một thời gian mình cũng hào hứng với cách dạy kỹ năng sống bằng khai thác nước mắt học trò kiểu này, nhưng rồi nghiệm lại, thấy các bạn nhỏ nghe xong khóc đó rồi cũng vậy. Dạy đạo đức, kỹ năng phải là cả quá trình rèn luyện chứ không phải là những giọt nước mắt tức thời dưới sân trường là đã hoàn thành nhiệm vụ” - Chị Thanh Trang, phụ huynh Trường THCS Lê Quý Đôn, TPHCM


Theo Hoài Nam/Dân trí

  • Từ khóa

Học sinh mầm non ăn cơm với gừng chấm muối, huyện Mù Cang Chải nói gì?

Liên quan đến những thông tin học sinh tại điểm trường Màng Mủ ăn cơm gừng chấm muối, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) vừa có báo cáo sự việc lên UBND tỉnh...
09:38 - 28/09/2024
27 lượt xem

Nhiều vụ học sinh hành hung giáo viên, Ý khôi phục chính sách điểm hạnh kiểm

Ý vừa khôi phục điểm hạnh kiểm do ngày càng nhiều học sinh có hành vi gây hấn, hành hung giáo viên. Theo thống kê, số lượng vụ việc học sinh gây hấn, hành...
16:37 - 27/09/2024
455 lượt xem

Việt Nam được tiếp cận vốn tài trợ giáo dục ưu đãi trị giá 500 triệu USD từ Quỹ IFFEd

Việt Nam nằm trong số các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB được nhận tài trợ của IFFEd để mở rộng quy mô đầu tư cho giáo dục và kỹ năng, với ít...
14:38 - 27/09/2024
475 lượt xem

Học thạc sĩ có việc nhẹ, lương cao?

Không tìm được việc làm phù hợp sau tốt nghiệp, nhiều người trẻ lựa chọn học tiếp lên bậc thạc sĩ hoặc văn bằng 2 với mong muốn trụ lại TP lớn.
12:49 - 27/09/2024
502 lượt xem

Bảo đảm dạy và học sau mưa lũ

Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều trường học trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang bị thiệt hại nặng nề về tài sản, nhiều đồ dùng, trang thiết bị dạy...
11:36 - 27/09/2024
572 lượt xem