11
/
53386
Bộ GD&ĐT thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
bo-gd-dt-thong-qua-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-tong-the
news

Bộ GD&ĐT thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Thứ 2, 18/09/2017 | 15:40:33
399 lượt xem

Theo GS Nguyễn Minh thuyết, dự kiến tháng 10 tới, Bộ GD&ĐT sẽ công bố chương trình các môn học và hoạt động giáo dục.

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - cho biết Bộ GD&ĐT đã thông qua chương trình. Tiếp đến là công đoạn biên soạn chương trình các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động trải nghiệm.

Theo kế hoạch của ban soạn thảo, dự kiến, khoảng nửa đầu tháng 10/2017, Bộ GD&ĐT công bố chương trình các môn học và hoạt động giáo dục để trưng cầu ý kiến xã hội. Thời gian trưng cầu là 60 ngày trước khi hoàn thiện.

Sau đó, ban soạn thảo sẽ đưa lên các hội đồng thẩm định chương trình xem xét, phê duyệt. Lúc đó, các tổ chức, cá nhân mới có thể dựa vào chương trình để viết sách giáo khoa phổ thông mới.

GS Nguyễn Minh Thuyết  thông tin chương trình hoạt động trải nghiệm cũng đang biên soạn, chưa được thẩm định, ban hành nên việc biên soạn sách hướng dẫn hoạt động này cũng chưa thể triển khai được.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có nhiều thay đổi ở cấp tiểu học. Ảnh: Tùng Lekima.

Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành giáo dục được kết nối cùng 63 tỉnh thành, nhiều địa phương đề xuất Bộ GD&ĐT lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể một năm, thay vì áp dụng từ năm học 2018 -2019 như kế hoạch.

Theo đại diện tỉnh Nam Định, việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cần được chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tâm lý xã hội. Đại diện này đề nghị Bộ GD&ĐT công bố điều kiện tối thiểu của các địa phương, nếu khó khăn nên lùi lại thời gian thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, thông tin chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được làm bài bản, có lộ trình nhưng các địa phương sẽ gặp khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. 

Cụ thể ở Nghệ An, cơ sở vật chất và giáo viên ở vùng cao còn nhiều hạn chế. Theo đó, người đứng đầu ngành giáo dục Nghệ An đề nghị lùi thời gian áp dụng chương trình mới để đạt hiệu quả tốt hơn.

Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cũng cho rằng lộ trình thực hiện năm học 2018-2019 hơi gấp. Việc lùi lại thời gian thực hiện cần thiết để sở GD&ĐT triển khai bồi dưỡng giáo viên.

thực hiện cần thiết để sở GD&ĐT triển khai bồi dưỡng giáo viên.

Trước đó, chương trình này nhận được nhiều ý kiến phản biện của các nhà giáo dục.
TS Vũ Thu Hương - ĐH Sư phạm Hà Nội - cho rằng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được ban hành không ưu việt hơn so với năm 1979 và không có tầm nhìn trong 10 năm tiếp theo.

Cụ thể, chương trình hiện hành không chứng minh được rằng ưu việt hơn chương trình năm 1979, khi học sinh chỉ đi học 1 buổi/ngày, tức là học với thời lượng chỉ bằng một nửa (22 tiết/ngày).

Chương trình năm 1979 được đánh giá thiên về kiến thức và thiếu thực hành. Tuy nhiên, trong chương trình học, học sinh có 35 tiết lao động sản xuất, 35 tiết hoạt động xã hội, 35 tiết kỹ thuật phổ thông, 35 tiết họp lớp. Đó là chưa kể các em có cả buổi chiều để sinh hoạt tại gia đình, phường xã.

Ông Đào Tuấn Đạt - lãnh đạo trường THPT Anhxtanh, Hà Nội, đồng thời là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội - nêu quan điểm cả bốn vấn đề trên trong chương trinh giáo dục phổ thông tổng thể đều mờ nhạt, thiếu căn cứ khoa học.

 Theo Quyên Quyên/Zing.VN


  • Từ khóa

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
470 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
570 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
907 lượt xem

Hiệu quả từ mô hình lớp học 'chạy'

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) triển khai mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học “chạy”.
14:09 - 15/05/2024
972 lượt xem

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.
09:55 - 15/05/2024
1,068 lượt xem