11
/
53286
“Có hiện tượng phổ biến học xong một thời gian là học sinh quên hết”
co-hien-tuong-pho-bien-hoc-xong-mot-thoi-gian-la-hoc-sinh-quen-het
news

“Có hiện tượng phổ biến học xong một thời gian là học sinh quên hết”

Thứ 6, 15/09/2017 | 08:08:23
561 lượt xem

Đó là một trong những hệ quả của việc thiếu hụt hoạt động trải nghiệm mà Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Hữu Hợp (giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội) nêu ra tại tọa đàm “Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông” do Nhà xuất bản (NXB) ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 12-9.

Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm “Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông” do NXB ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 12-9. Ảnh: Thanh Hùng.

Mở đầu tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp nêu vấn đề tại sao học sinh chúng ta chán học, lười học. Ông Hợp cho rằng một trong các nguyên nhân là do việc học không tiếp cận được, thậm chí xa rời cuộc sống.

Theo ông Hợp, mục đích cao cả của giáo dục là làm cho con người phát triển sự thông minh và hạnh phúc. “Về cơ bản, nền giáo dục phổ thông của chúng ta chưa làm được cả về phát triển sự thông minh của trẻ và làm cho chúng cảm thấy hạnh phúc” - ông Hợp thẳng thắn nhận định.

Theo ông Hợp, hoạt động trải nghiệm trên thực tế đã từng tồn tại rất lâu trước đó trong các môn giáo khoa và các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể ở trường học. Tuy nhiên, giáo viên và học sinh đã tiến hành các hoạt động đó mà không ý thức đầy đủ và sâu sắc vai trò của nó với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của con người. 

“Chừng nào chúng ta còn dạy học chỉ qua sách vở hay chỉ cho học sinh làm bài tập qua sách vở thì rất khó hình thành năng lực, nhất là năng lực thực tiễn. Năng lực, phẩm chất chính là mục đích cao cả của giáo dục, chứ không phải chỉ dừng lại ở tri thức”.

Theo ông Hợp, hoạt động trải nghiệm không nhất thiết phải là hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, hai hoạt động này thuận lợi nhất cho việc trải nghiệm.

“Hoạt động trải nghiệm cần được xuyên suốt ở trong tất cả các môn học, được sử dụng như là một phương pháp quan trọng trong nhiều môn học trong nhà trường. Mà chỉ như vậy thì việc học ở trường phổ thông mới thực sự khơi dậy cảm hứng, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh” - ông Hợp nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Vương, giảng viên Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Người Việt Nam chỉ giỏi khi đi học, nhưng học xong là hết giỏi. Tôi vẫn hay nói vui vậy nhưng thật lòng rất đau xót". 

Theo ông Vương, hoạt động trải nghiệm là cách huấn luyện để con người biết mài sắc kiến thức và tư duy của mình để giải quyết các bài toán thuộc về tư duy ở trong thực tiễn. "Cái đó quan trọng hơn việc nhớ kiến thức. Mục đích cuối cùng là phải có tư duy độc lập, chứ không phải dùng kiến thức thả vào đầu học sinh”.

Với kinh nghiệm từng sống và học tập ở Nhật Bản khi là nghiên cứu sinh ngành Giáo dục Lịch sử - ĐH Kanazawa, ông Vương cho hay, ở Nhật không tách hoạt động trải nghiệm ra thành một môn học nhưng lại được thực hiện trong tất cả các môn học, đặc biệt là 2 môn Khoa học và Xã hội. 

“Họ tiến hành dưới hình thức tự trị của học sinh trong trường học thông qua các câu lạc bộ. Các hoạt động này đề cao vai trò chủ thể và thông qua các giác quan tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần nghiên cứu của học sinh. Ví dụ như để giáo dục về sinh mệnh, thầy giáo sẽ sẵn sàng cùng nuôi một con gà, hoặc trồng một cái cây với học sinh để sau đó cùng chứng kiến rằng đến một thời điểm nào đó con gà hay cái cây sẽ chết. Qua đó, tự học sinh sẽ hiểu được rằng sinh mệnh là thứ quý giá nhưng không phải là vĩnh viễn. Công thức này được họ thực hiện ở tất cả các môn học”.

Theo ông Vương, để học sinh hứng thú và thấy mới mẻ ở từng hoạt động trải nghiệm thì người giáo viên phải xuất phát từ chính mối quan tâm của các học sinh, xem các em thích học, tìm hiểu cái gì. 

“Trước khi dạy một lớp nào đó, tôi đều tiến hành trước một cuộc điều tra để xem trải nghiệm của học sinh đến đâu và các em thực sự quan tâm đến vấn đề gì”.

Do đó, ông Vương cho rằng, mọi sách giáo khoa cũng chỉ là sách giáo khoa và điều quan trọng nhất nằm ở giáo viên. “Nhưng sách giáo viên hay tài liệu tham khảo sẽ gợi mở cho các giáo viên một hướng đi hay ý tưởng, còn lại phụ thuộc lớn vào năng lực của người giáo viên”.

Theo Vietnamnet

  • Từ khóa

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023.
18:39 - 22/12/2024
20 lượt xem

Giới trẻ Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh

Các khoa tiếng Anh của các trường ĐH chủ yếu đào tạo về chuyên sâu về ngôn ngữ và giảng dạy, trong khi đó các trung tâm ngoại ngữ mạnh hơn về kỹ năng.
07:51 - 22/12/2024
271 lượt xem

Bạo lực súng đạn đe dọa trường học ở Mỹ

Bạo lực súng đạn tại các trường học ở Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể trong những năm qua, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19.
20:03 - 21/12/2024
565 lượt xem

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn...
10:25 - 21/12/2024
759 lượt xem

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ bảy

Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy.
16:20 - 20/12/2024
1,241 lượt xem