11
/
172305
Du học sinh vẫn được 'săn đón' tại Trung Quốc
du-hoc-sinh-van-duoc-san-don-tai-trung-quoc
news

Du học sinh vẫn được 'săn đón' tại Trung Quốc

Thứ 4, 13/11/2024 | 15:09:00
1,902 lượt xem

Sinh viên Trung Quốc du học về nước vẫn có lợi thế hơn so với sinh viên trong nước khi tìm việc làm trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Các trường đại học Trung Quốc chuộng giảng viên học tập tại nước ngoài. 

Điều này cho thấy du học vẫn là lựa chọn học tập được người Trung Quốc tin tưởng lựa chọn.

Trong những năm gần đây, khi Trung Quốc nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong nước, nhiều người bắt đầu nghi ngờ về giá trị của bằng quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện bởi các học giả từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Viện Công nghệ Bắc Kinh và Đại học Chiết Giang lại cho thấy kết quả khác.

Kết quả phân tích hơn 90 nghìn hồ sơ của giảng viên tại các trường đại học danh tiếng của Trung Quốc trong giai đoạn 2015 – 2022 cho thấy, du học sinh được tuyển dụng làm giảng viên cao hơn so với những người tốt nghiệp trong nước. Điều này cho thấy, các trường đại học Trung Quốc ưu tiên tuyển dụng những người có kinh nghiệm học tập ở nước ngoài và coi trọng nền tảng quốc tế của ứng viên cho vị trí giảng viên.

GS David Zweig, làm việc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, Trung Quốc, cho biết: “Việc tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu nước ngoài không chỉ giúp sinh viên dễ dàng gia nhập các trường đại học danh tiếng trong nước, mà còn có xu hướng làm việc tại các tổ chức có thứ hạng cao hơn”.

Các trường đại học danh tiếng thường ưu tiên giảng viên có khả năng xuất bản công trình nghiên cứu quốc tế. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, mà còn giúp trường cải thiện thứ hạng và nhận tài trợ từ chính phủ. Cần lưu ý có bao nhiêu giảng viên từng xuất bản công trình nghiên cứu quốc tế là một tiêu chí chấm điểm trường đại học.

Nguyên nhân khác là sự xuất hiện ngày càng nhiều yêu cầu liên quan đến “nền tảng quốc tế” trong các quảng cáo tuyển dụng tại “đất nước tỷ dân”. Một nghiên cứu 36 trường đại học Trung Quốc cho thấy khoảng 64% quảng cáo việc làm yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm học tập hoặc nghiên cứu ở nước ngoài.

Dù Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục trong nước, các trường đại học vẫn đánh giá cao kinh nghiệm và năng lực học thuật từ các trường đại học quốc tế. Giáo dục quốc tế không chỉ giúp sinh viên trau dồi trình độ chuyên môn, mà còn góp phần nâng cao chất lượng và uy tín của các trường đại học trong nước.

Tuy nhiên, với sự cải thiện chất lượng giáo dục trong nước, có thể trong tương lai sự ưu tiên giảng viên tốt nghiệp từ các trường quốc tế sẽ giảm bớt, nhất là trong bối cảnh sự cạnh tranh trong việc tuyển dụng giảng viên ngày càng gay gắt.

Một số trường đại học hàng đầu hiện nay yêu cầu ứng viên có bằng cấp từ các trường đại học trong “Dự án 985” (danh sách các trường đại học trọng điểm của Trung Quốc) ở tất cả các cấp học từ cử nhân đến tiến sĩ.

Điều này đặt ra thách thức lớn đối với những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học không phải là ưu tú hoặc những người đang kỳ vọng vào việc du học để nâng cao triển vọng nghề nghiệp.

Các trường đại học Trung Quốc vẫn coi trọng bằng cấp quốc tế và ưu tiên tuyển dụng những giảng viên có kinh nghiệm quốc tế. Mặc dù, xu hướng có thể thay đổi trong tương lai khi chất lượng giáo dục trong nước được nâng cao, yếu tố du học vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thăng tiến nghề nghiệp tại các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc. 

Theo Tú Anh/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/du-hoc-sinh-van-duoc-san-don-tai-trung-quoc-post708170.html

  • Từ khóa

Nhà tuyển dụng hỏi ‘sốc’ có phải để hạ thấp người ứng tuyển?

Chuyên gia nhân sự nhấn mạnh hỏi 'sốc' không nhằm mục đích hạ thấp người ứng tuyển, mà để nhà tuyển dụng xem cách các ứng viên phản ứng như thế nào.
09:13 - 01/12/2024
134 lượt xem

Học sinh chọn môn thi tốt nghiệp THPT theo nhu cầu nguồn nhân lực

Học sinh lớp 12 năm học 2024 - 2025 là lứa thí sinh đầu tiên thực hiện Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018.
09:15 - 30/11/2024
696 lượt xem

Sửa đổi quy định về xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông

Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung; hiệu lực từ 5/1/2025.
15:48 - 29/11/2024
1,152 lượt xem

3 năm, chỉ 17,4% sinh viên sư phạm được đặt hàng đào tạo

Sau ba năm, chỉ có 23/63 tỉnh thành thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên với các trường đại học sư phạm.
14:33 - 29/11/2024
1,136 lượt xem

Nhiều thay đổi trong kỳ thi đánh giá năng lực

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 của các trường đại học có sự điều chỉnh từ cấu trúc đề đến dạng thức câu hỏi để phù hợp với chương trình phổ thông...
11:11 - 29/11/2024
1,244 lượt xem