11
/
170349
Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày, Quốc khánh 2025 nghỉ 4 ngày
bo-giao-duc-va-dao-tao-dong-y-nghi-tet-at-ty-9-ngay-quoc-khanh-2025-nghi-4-ngay
news

Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày, Quốc khánh 2025 nghỉ 4 ngày

Thứ 3, 01/10/2024 | 08:44:18
2,245 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhất trí với dự thảo trình Thủ tướng về lịch nghỉ Tết âm lịch, Quốc khánh 2025.

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán và Quốc khánh 2025 là dịp để người lao động thực hiện kế hoạch đi chơi, thăm quê - Ảnh minh họa: NGUYỄN HIỀN

Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ Tết Ất Tỵ trong 9 ngày liên tiếp từ đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nhiều bộ ngành "chốt" phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Cụ thể, lịch nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 25-1 đến hết ngày 2-2-2025, tức ngày 26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ.

Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất phương án cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày, từ ngày 30-8 đến hết ngày 2-9-2025.

Còn dịp lễ 30-4 và 1-5, bộ nhất trí việc hoán đổi ngày làm việc thứ sáu ngày 2-5 sang thứ bảy 26-4-2025, để kỳ nghỉ kéo dài trong 5 ngày từ ngày 30-4 đến hết ngày 4-5-2025.

Trước đó, theo kế hoạch năm học 2024 - 2025 được UBND TP.HCM ban hành, học sinh TP.HCM được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ ngày 25-1-2025 (tức 26 tháng chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2-2-2025 (tức mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ). 

Như vậy, học sinh TP.HCM cũng được nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày liên tiếp.

Ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nhiều cơ quan thống nhất nghỉ Tết Nguyên đán, Quốc khánh 2-9 cùng dịp 30-4 và 1-5 trong năm 2025 bao gồm Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Y tế...

Doanh nghiệp căn cứ thực tế quyết lịch nghỉ Tết

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hà Tất Thắng - cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - nêu rõ hằng năm bộ sẽ công bố phương án và lấy ý kiến 16 cơ quan, bộ ngành cho các kỳ nghỉ hằng năm, sau đó trình Thủ tướng quyết định.

Ví dụ, Bộ Nội vụ liên quan đến công chức, viên chức, còn Tổng liên đoàn Lao động và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp để thu thập ý kiến của người lao động, doanh nghiệp…

Theo ông Thắng, Tết âm lịch được quy định nghỉ 5 ngày theo Bộ luật Lao động 2019, Thủ tướng không quyết định thêm ngày song có thể hoán đổi ngày nghỉ xen kẽ để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có kỳ nghỉ liên tục, thuận lợi.

Ông nhắc lại phương án đang đề xuất áp dụng cho công chức, viên chức. Doanh nghiệp tùy theo kế hoạch, yêu cầu dây chuyền sản xuất để bố trí thời gian làm phù hợp, đảm bảo chính sách tiền lương, điều kiện tốt hơn cho người lao động.

Tại Việt Nam, người lao động được nghỉ tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, Tết chính thức hưởng nguyên lương.

Cụ thể gồm Tết dương lịch (1 ngày), Tết âm lịch (5 ngày), Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch (1 ngày), Ngày Chiến thắng 30-4 (1 ngày), Quốc tế Lao động 1-5 (1 ngày) và Quốc khánh 2-9 (2 ngày). Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền và ngày Quốc khánh của nước họ.

Theo Hà Quân/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-dong-y-nghi-tet-at-ty-9-ngay-quoc-khanh-2025-nghi-4-ngay-20240930140924601.htm

  • Từ khóa

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn...
10:25 - 21/12/2024
192 lượt xem

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ bảy

Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy.
16:20 - 20/12/2024
666 lượt xem

Đào tạo truyền thông: Sinh viên nên được tiếp cận nghề nghiệp sớm

Khối ngành truyền thông có hơn 30 trường đại học đào tạo. Vấn đề đặt ra làm sao để đảm bảo quyền lợi sinh viên, tránh chạy theo số lượng tuyển sinh.
14:29 - 20/12/2024
697 lượt xem

Ấn Độ: Sinh viên y khoa học thêm nhiều hơn học chính

Lĩnh vực giáo dục y khoa tại Ấn Độ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng khi xu hướng học thêm ngày càng phổ biến.
10:29 - 20/12/2024
774 lượt xem

Giá SGK xã hội hóa có 'bình ổn' được không?

Giá sách giáo khoa từ khi xã hội hóa đã tăng gấp 2 - 3 lần so với trước đang là vấn đề mà dù giải thích cách nào cũng chưa thuyết phục được người dân.
07:52 - 20/12/2024
814 lượt xem