11
/
170338
Trường đại học bắt buộc giảng viên học tiến sĩ
truong-dai-hoc-bat-buoc-giang-vien-hoc-tien-si
news

Trường đại học bắt buộc giảng viên học tiến sĩ

Thứ 3, 01/10/2024 | 07:38:00
93 lượt xem

Một trường đại học (ĐH) tại TP.HCM thông báo giảng viên bắt buộc phải đi học tiến sĩ. Hết năm thứ 3 chưa thực hiện, giảng viên bị đánh giá lại việc sử dụng viên chức.

Trường ĐH Công thương TP.HCM yêu cầu giảng viên nữ dưới 45 tuổi, nam dưới 50 tuổi đã có bằng thạc sĩ bắt buộc phải đi học tiến sĩ

Thạc sĩ dạy không đúng chuyên ngành phải học lại thạc sĩ

Hôm nay (30.9), Trường ĐH Công thương TP.HCM ban hành thông báo rà soát và đăng ký giảng viên đi học nâng cao trình độ.

Theo đó, trường ĐH này yêu cầu giảng viên có bằng thạc sĩ đang giảng dạy không đúng chuyên ngành với đào tạo thạc sĩ phải học lại thạc sĩ đúng với chuyên ngành đáp ứng yêu cầu giảng dạy hoặc chuyển về khoa có ngành đào tạo đại học phù hợp với bằng thạc sĩ. Thời hạn phải hoàn thành là 3 năm kể từ ngày ra thông báo.

"Nếu năm thứ nhất không đăng ký học, đánh giá kết quả công việc năm học đó chỉ hoàn thành nhiệm vụ. Nếu năm thứ 2 chưa đăng ký, đánh giá kết quả công việc năm học đó không hoàn thành nhiệm vụ. Hết hết năm thứ 3 chưa nộp bằng thạc sĩ về nhà trường, tiếp tục đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện đánh giá lại việc sử dụng viên chức vì 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ", thông báo của trường nêu rõ hướng xử lý với giảng viên không thực hiện việc học tập theo quy định.

Cũng trong thông báo này, Trường ĐH Công thương TP.HCM yêu cầu giảng viên nữ dưới 45 tuổi, nam dưới 50 tuổi đã có bằng thạc sĩ bắt buộc phải đi học tiến sĩ. Giảng viên thực hiện đăng ký tham gia dự tuyển trình độ tiến sĩ trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ra thông báo.

Với trường hợp năm thứ nhất không đăng ký học tiến sĩ theo yêu cầu, giảng viên bị đánh giá kết quả công việc năm học đó chỉ hoàn thành nhiệm vụ. Hết năm thứ 2 chưa đăng ký, giảng viên bị đánh giá kết quả công việc năm học đó không hoàn thành nhiệm vụ. Hết năm thứ 3 chưa đăng ký, giảng viên tiếp tục đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện đánh giá lại việc sử dụng viên chức vì 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ.

"Khi đăng ký, giảng viên phải dự kiến tiến độ học tập, thời gian dự kiến hoàn thành khóa học và nhận bằng tốt nghiệp. Thời gian học nghiên cứu sinh không quá 6 năm", thông báo trường nêu rõ.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy cả nước hiện có khoảng 85.000 giảng viên ĐH và CĐ sư phạm. Tuy nhiên, chỉ có 26.800 giảng viên có trình độ tiến sĩ (chiếm 32%).

Vì sao trường đặt ra yêu cầu giảng viên phải học tiến sĩ?

Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, đại diện Trường ĐH Công thương TP.HCM xác nhận thông tin trên.

Theo đại diện trường, mục đích của việc rà soát này nhằm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý, giảng dạy của đội ngũ giảng viên; đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của cơ sở giáo dục ĐH theo thông tư quy định. Hiện nay tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên của trường đạt khoảng 38% trên tổng số giảng viên toàn trường.

Theo Thông tư 01 ban hành chuẩn cơ sở giáo dục ĐH của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ tháng 3.2024, tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30% đối với cơ sở giáo dục ĐH không đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 5% và từ năm 2030 không thấp hơn 10% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ.

Đối với cơ sở giáo dục ĐH có đào tạo tiến sĩ không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50%. Đối với các trường đào tạo ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ, không thấp hơn 10% và từ năm 2030 không thấp hơn 15%.

Trường không yêu cầu thì cũng học

Trước thông báo này của trường, thạc sĩ H.T.T (giảng viên khoa Quản trị kinh doanh), cho biết: "Trường không yêu cầu thì mình cũng dự định học tiếp tiến sĩ. Khi xác định theo ngạch giảng viên, việc học nâng cao trình độ phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu là cần thiết. Ngược lại, giảng viên đã có năng lực giảng dạy và nghiên cứu việc tiếp tục học lên cao không khó".

Trước đó, hồi cuối tháng 6, Trường ĐH Hà Tĩnh ra quyết định về việc xếp loại viên chức và lao động hợp đồng theo năm học. Không ký cam kết đi học tiến sĩ theo yêu cầu của Trường ĐH Hà Tĩnh, nhiều giảng viên bị đánh giá "không hoàn thành nhiệm vụ".

Theo Hà Ánh/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/truong-dai-hoc-bat-buoc-giang-vien-hoc-tien-si-185240930180507697.htm

  • Từ khóa

Yên Bái miễn học phí cho học sinh các trường công lập năm học 2024-2025

Theo thống kê, bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại Yên Bái. Có 54 người chết, 42 người bị thương, trong đó ngành giáo dục và đào tạo...
10:30 - 01/10/2024
27 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày, Quốc khánh 2025 nghỉ 4 ngày

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhất trí với dự thảo trình Thủ tướng về lịch nghỉ Tết âm lịch, Quốc khánh 2025.
08:44 - 01/10/2024
87 lượt xem

Chật vật với chương trình giáo dục phổ thông mới

2024-2025 là năm học mà Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về đích khi phủ sóng toàn bộ cấp học. Đây là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi tuyển sinh lớp...
15:27 - 30/09/2024
500 lượt xem

TPHCM: Tạm đình chỉ công tác 15 ngày cô giáo 'xin hỗ trợ laptop'

Cô T.P.H., giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương (Quận 1, TPHCM) bị đình chỉ công tác 15 ngày từ 30/9.
14:32 - 30/09/2024
532 lượt xem

Cuộc đua đào tạo vi mạch - bán dẫn: Thách thức về đội ngũ giảng viên

Quyết định ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn VN đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đặt mục tiêu đến năm 2040, quy mô nhân lực ngành công...
10:41 - 30/09/2024
564 lượt xem