11
/
158367
Giữ ổn định học phí phổ thông, lùi lộ trình tăng học phí đại học 1 năm
giu-on-dinh-hoc-phi-pho-thong-lui-lo-trinh-tang-hoc-phi-dai-hoc-1-nam
news

Giữ ổn định học phí phổ thông, lùi lộ trình tăng học phí đại học 1 năm

Thứ 2, 01/01/2024 | 21:21:49
1,818 lượt xem

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Sinh viên Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2023 - 2024, nếu không có quy định mức học phí sẽ áp dụng theo mức trần học phí quy định tại nghị định 81, mức thu học phí sẽ tăng khá cao so với học phí năm học 2022 - 2023.

Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 81 để điều chỉnh lộ trình học phí phù hợp.

Lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập

Theo đó, nghị định số 97 điều chỉnh lộ trình học phí như sau:

Giữ ổn định học phí từ năm học 2023 - 2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021 - 2022.

Lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập 1 năm so với quy định tại nghị định 81 (tức là học phí năm học 2023 - 2024 tăng so với học phí năm học 2022 - 2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại nghị định 81) để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên.

Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại nghị định 81 tiếp tục được giữ nguyên để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn.

Xây dựng nghị định thay thế nghị định 81 để xác định lộ trình học phí phù hợp

Theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp các cơ quan liên quan rà soát tổng thể, xây dựng nghị định thay thế nghị định 81 để xác định lộ trình học phí phù hợp.

Việc này đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo yêu cầu của nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và quy định về tự chủ tài chính.

Đồng thời tiếp tục rà soát, đảm bảo chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng trong giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; chính sách phổ cập giáo dục, phân luồng ở cấp phổ thông.

Theo Trần Huỳnh - Nguyên Bảo/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/giu-on-dinh-hoc-phi-pho-thong-lui-lo-trinh-tang-hoc-phi-dai-hoc-1-nam-2024010117551006.htm

  • Từ khóa

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.
08:47 - 11/05/2024
164 lượt xem

1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến thành công

Chiều 10/5, Bộ GD&ĐT có báo cáo về công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
19:13 - 10/05/2024
503 lượt xem

Trường THPT công lập nào ở Hà Nội có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất?

Hôm nay 10.5, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10 vào các trường THPT công lập năm nay.
17:25 - 10/05/2024
554 lượt xem

17 giờ hôm nay kết thúc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, 17 giờ hôm nay 10.5 là thời điểm kết thúc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, sau thời gian này thí sinh sẽ không được...
14:20 - 10/05/2024
626 lượt xem

Trẻ em Malaysia khó tiếp cận giáo dục mầm non

Do điều kiện gia đình, nhiều trẻ em Malaysia không học mầm non, ảnh hưởng đến khả năng và trình độ học tiểu học.
10:23 - 10/05/2024
702 lượt xem