11
/
155016
Vì sao tồn tại các loại 'quan' trong trường học?
vi-sao-ton-tai-cac-loai-quan-trong-truong-hoc
news

Vì sao tồn tại các loại 'quan' trong trường học?

Thứ 4, 18/10/2023 | 09:34:00
1,977 lượt xem

Quả là không ít trường học hiện nay có hiện tượng cả trường là... 'hiệu trưởng'. Sau 'quan chánh' hiệu trưởng là một loạt 'quan thứ'.

Có thể kể ra, "quan" bộ môn (giáo viên bộ môn), "quan" chủ nhiệm (giáo viên chủ nhiệm), "quan" công đoàn (chủ tịch công đoàn nhà trường), "quan" tổ trưởng chuyên môn, "quan" cờ đỏ (học sinh làm cờ đỏ) và cả "quan" … nhân viên bảo vệ, tạp vụ trường học.

   Vì sao tồn tại các loại 'quan' trong trường học? - Ảnh 1.

Một hiệu trưởng chuẩn không thể loạn "quan"

Tôi biết, có cô giáo mắng học sinh thậm tệ, dùng lời nói khó nghe: "Hôm qua đứng đường hay sao mà hôm nay không học bài?". Cô khác thì mỉa mai học sinh khi lên lớp, dùng kiểm tra, điểm số, dọa phê sổ đầu bài để "bắt nạt" học trò. Có thầy thì phạt, phạt, phạt, các em sợ đến mức vào giờ học của thầy này là "án binh bất động". Còn thầy thì "tọa sơn" thao thao diễn giảng, trình chiếu.

"Quan" chủ nhiệm thì quyền to, nhiều kiểu gây áp lực cho học sinh. Có trường, nhân viên cũng la mắng học sinh, quát nạt cả giáo viên.

Làm sao dẹp những "ông quan" này? Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng. Một hiệu trưởng "chuẩn" thì trong trường không thể loạn "quan" như thế!

Hệ sinh thái "im lặng là vàng"

Mỗi đơn vị trường học đều có các đoàn thể nhưng thực tế cho thấy phần lớn ở các trường những tổ chức này chỉ là cánh tay nối dài của hiệu trưởng.

Việc đúng, sai của hiệu trưởng thường được bàn tán trong các nhóm giáo viên, nhân viên lúc trà dư tửu hậu, lúc nghỉ giải lao… Còn lên tiếng đấu tranh vì quyền lợi chung với hiệu trưởng (khi hiệu trưởng sai) không mấy có, thậm chí … "im lặng là vàng".

Thanh tra nhân dân, ban đại diện cha mẹ học sinh - với hiệu trưởng - chỉ là hình thức, giúp hiệu trưởng đối phó, làm đẹp báo cáo với cấp trên về dân chủ cơ sở, dân vận khéo và…thu tiền.

Thử hỏi, với hệ sinh thái như thế, hiệu trưởng sao có động lực mạnh mẽ mà trau dồi phẩm cách, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm?

Các đoàn thể trong trường dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ, làm đúng chức năng, làm tốt công việc, thực thi vai trò phối hợp với hiệu trưởng, xây dựng đoàn thể vững mạnh sẽ vừa là biện pháp, vừa là động lực để hiệu trưởng rèn "chuẩn".

   Vì sao tồn tại các loại 'quan' trong trường học? - Ảnh 2.

không ít trường học hiện nay có hiện tượng cả trường là... "hiệu trưởng". Sau "quan chánh" hiệu trưởng là một loạt "quan thứ". CHỤP MÀN HÌNH

Hội đồng trường là "hữu danh vô thực"

Trường nào cũng có hội đồng trường nhưng đại đa số ở trường phổ thông công lập hiện nay tổ chức này là "hữu danh vô thực".

Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15.9.2020 ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, hoạt động của hội đồng trường trung học công lập (mục c, mục d, khoản 1, điều 10. Hội đồng trường). Thế nhưng hầu như không cơ sở nào thực hiện đúng ngoại trừ có một quyết định của cấp trên công nhận các thành viên trong hội đồng trường.

Chỉ thế thôi nên hiệu trưởng vừa kiêm bí thư chi bộ vừa giữ "ghế" chủ tịch hội đồng trường. Quá nhiều quyền lực tập trung vào một đầu mối, lại không giám sát, kiểm tra, thanh tra (hoạt động của hội đồng trường) nên dễ dẫn đến lạm quyền, lộng quyền.

Vì thế, muốn hiệu trưởng "chuẩn", cần phải chấn chỉnh hội đồng trường tại các cơ sở giáo dục. Tổ chức này hoạt động thực sự vì lợi ích dạy học, giáo dục. Không nhất thiết để hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng trường, vị trí đó có thể giao cho nhà giáo (đã, đang công tác tại đơn vị) có uy tín, năng lực, tâm huyết để cùng hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường. Các dịp họp giao ban, sơ kết, tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học, chủ tịch hội đồng trường là một trong các thành phần được triệu tập tham dự. Có đủ thông tin, thực quyền, hội đồng trường và chủ tịch góp phần giúp hiệu trưởng chuẩn mực hơn.

Làm hiệu trưởng, nhất là giai đoạn hiện nay, vô cùng gian nan. Đòi hỏi người đứng đầu nhà trường tự học, tự rèn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Hành trình đó sẽ giúp hiệu trưởng phát triển "chuẩn" và cũng chính là xây dựng nhà trường tươi vui, dạy tốt, học tốt, an toàn, dân chủ, hạnh phúc. Đó là trách nhiệm lớn, niềm vui lớn của hiệu trưởng. Chứ còn cứ nhỏ nhen, so đo, tính toán thì "quan" hiệu trưởng nên xếp "áo mũ cân đai".

Các giải pháp cần có

Công tác đào tạo, bổ nhiệm hiệu trưởng tiến hành nghiêm túc, thực chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, công khai, công tâm, công bằng, dân chủ. Đánh giá hiệu trưởng qua nhiều kênh để thu thập thông tin, minh bạch xử lý, làm nghiêm - hiệu trưởng sẽ rèn "chuẩn".

Cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp cho hiệu trưởng để họ toàn tâm, toàn ý cho việc trường, không "dao động" rồi "nhúng chàm" chuyện tiền nong, "mua bán", trao đổi, nhằm thu vén cho mình. Nếu được, có chế độ ưu tiên, như tín dụng giúp hiệu trưởng thêm điều kiện sống đàng hoàng.

TS Nguyễn Hoàng Chương

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/vi-sao-ton-tai-cac-loai-quan-trong-truong-hoc-185231017190516389.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung...
08:32 - 17/05/2024
443 lượt xem

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
955 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
1,061 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
1,399 lượt xem

Hiệu quả từ mô hình lớp học 'chạy'

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) triển khai mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học “chạy”.
14:09 - 15/05/2024
1,460 lượt xem