11
/
153456
Không bắt học trò kiểm tra miệng kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt"
khong-bat-hoc-tro-kiem-tra-mieng-kieu-keu-bat-chot-hoi-bat-chot
news

Không bắt học trò kiểm tra miệng kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt"

Thứ 6, 15/09/2023 | 13:54:10
2,169 lượt xem

Yêu cầu giáo viên không kiểm tra miệng đầu giờ theo kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt" của Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu được nhiều người ủng hộ.

Những ngày qua, mạng xã hội liên tục chia sẻ nội dung yêu cầu giáo viên không kiểm tra miệng đầu giờ kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt" của Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu. 

Rất nhiều người thể hiện việc ủng hộ và sự thích thú về yêu cầu này. Đặc biệt với những người từng có trải nghiệm về việc bị giáo viên "hù dọa" khi kiểm tra bài đầu giờ thì chỉ đạo trên càng ý nghĩa. 

Không bắt học trò kiểm tra miệng kiểu kêu bất chợt, hỏi bất chợt - 1

Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu giáo viên không kiểm tra bài học sinh kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt" (Ảnh: Hoài Nam).

"Hồi xưa đi học, đầu giờ mà thầy cô mở sổ điểm ra dò bài cũ là "rén" liền. Gặp bữa chưa học bài thì mặt lấm la lấm lét, cúi gằm vào cuốn vở. Lâu lâu nhìn lên coi con nhạn nào bị gọi tên. 

Thầy cô cũng tâm lý lắm, không gọi tên ngay mà rà lên rà xuống vài bận để tăng độ phiêu lưu, hồi hộp. Thấy qua tên mình là nhẹ nhõm, bất ngờ giáo viên quay lại gọi đúng tên phát là tái mặt. Đầu giờ dò bài cũ đúng là cực hình, tim muốn văng ra ngoài", anh Minh Giảng, một ông bố ở TPHCM nhắc lại những ký ức học hành năm xưa.

Đọc thông tin lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu giáo viên không kiểm tra miệng đầu giờ theo kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt", chị Nguyễn Thu Na, 33 tuổi, ở Tân Bình, TPHCM bày tỏ câu chuyện này như đánh thức quá khứ của chị. 

"Thầy giáo dạy toán hồi cấp 3 của tôi còn có kiểm tra đầu giờ bằng phong cách đi từ trên bục giảng xuống cuối lớp, rà đi rà lại mấy vòng... rồi mới gọi tên hoặc vỗ vai học sinh. Một tiết học bắt đầu như vậy khác nào bạo hành tinh thần học trò", chị Na nói. 

Chị Na cho rằng, việc dò bài đầu tiết học như vậy diễn ra qua bao nhiêu năm, qua bao nhiêu thế hệ. Cả người dạy và người học như được lập trình cho là hiển nhiên, không ai nhìn lại xem điều đó có cần thiết, có phù hợp, có ảnh hưởng, căng thẳng đến học trò hay không. 

Yêu cầu giáo viên không kiểm tra miệng, trả bài đầu giờ theo kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt" nói trên được ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2023-2024 quận 3 diễn ra vài ngày trước. 

Theo ông Hiếu, hiện vẫn còn tình trạng thầy cô vào đầu giờ gọi học sinh trả bài, kiểm tra miệng theo kiểu kêu bất chợt, hỏi bất chợt gây áp lực với các em. Nhiều học sinh trên đường đến trường, ăn sáng cũng lo cầm vở xem bài vì sợ... vào lớp bị gọi tên. 

Không bắt học trò kiểm tra miệng kiểu kêu bất chợt, hỏi bất chợt - 2

Ông Nguyễn Văn Hiếu trong chương trình trao thưởng cho học sinh (Ảnh: Hoài Nam).

Người đứng đầu ngành giáo dục TPHCM cho rằng, để học sinh hạnh phúc khi đến trường, thầy cô không thể kêu trả bài kiểu bất chợt như vậy. Khi thầy cô hỏi bất chợt thì những kiến thức đó không mang lại giá trị cho học sinh, chỉ làm các em áp lực, căng thẳng.

Trong khi, chất lượng giảng dạy chính là yếu tố quan trọng giúp cho trường học hạnh phúc, học sinh đến trường vui vẻ, tránh căng thẳng. 

Về mặt kiến thức, theo ông Hiếu, hiện nay 35% nội dung chương trình giáo dục được đưa lên hình thức trực tuyến. Giáo viên có thể dễ dàng nắm được học sinh nào làm tốt, học sinh nào làm chưa tốt để nhắc nhở, hỗ trợ các em. 

Hạnh phúc khi tới trường, ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng phải bao gồm hai yếu tố là từ môi trường giáo dục và từ những mối quan hệ tốt đẹp.

Trao đổi thêm về yêu cầu giáo viên không kiểm tra học sinh kiểu "đánh úp", ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM - cho hay chương trình giáo dục phổ thông 2018 dựa trên quan điểm theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. 

Các năng lực, phẩm chất này đều được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học. Qua đó, thực hiện mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời. 

"Việc "trả bài" như trước đây còn mang nặng tính tập trung về kiểm tra kiến thức, không phù hợp với quan điểm, mục tiêu và các chỉ đạo chung trong thời điểm hiện tại", ông Nguyễn Bảo Quốc nêu quan điểm.

Không bắt học trò kiểm tra miệng kiểu kêu bất chợt, hỏi bất chợt - 3

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM, trường học hạnh phúc cần bắt đầu từ các mối quan hệ trường học tốt đẹp (Ảnh: Hoài Nam).

Việc hình thành kiến thức, theo ông Quốc không chỉ là ghi nhớ, thuộc lòng mà quan trọng là hình thành thông qua việc tham gia các hoạt động học tập để khắc ghi kiến thức và năng lực, phẩm chất cho học trò.  

Qua các hoạt động học tập một bài dạy thầy cô và học sinh trải qua 4 hoạt động gồm về xác định vấn đề, hình thành kiến thức, luyện tập và vận dụng. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. 

Nhiệm vụ của thầy cô, ông Quốc lưu ý là giúp học sinh luôn cảm thấy thích thú, hạnh phúc với việc học tập và mỗi sáng háo hức với việc đến trường.

Theo Hoài Nam/ Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc/khong-bat-hoc-tro-kiem-tra-mieng-kieu-keu-bat-chot-hoi-bat-chot-20230915123228722.htm

  • Từ khóa

Làm gì để bảo vệ nhà khoa học?

Sự việc gây xôn xao trên nhiều diễn đàn nghiên cứu khoa học tuần qua là một tạp chí quốc tế gỡ bỏ bài báo có tên tác giả là giáo sư kinh tế Việt Nam.
07:35 - 18/05/2024
538 lượt xem

Thủ tướng chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung...
08:32 - 17/05/2024
1,089 lượt xem

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
1,651 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
1,702 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
1,934 lượt xem