11
/
152946
Mong ước của nhà giáo, học sinh ngày khai giảng
mong-uoc-cua-nha-giao-hoc-sinh-ngay-khai-giang
news

Mong ước của nhà giáo, học sinh ngày khai giảng

Thứ 3, 05/09/2023 | 10:15:00
2,204 lượt xem

Thư của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2023 - 2024 đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng của giáo dục nước nhà. Tuổi Trẻ trích đăng một số ý kiến của thầy cô, học sinh.

Giáo sư VÕ TÒNG XUÂN

Giáo sư VÕ TÒNG XUÂN

- Giáo sư VÕ TÒNG XUÂN:

Luôn thắc mắc, phản biện

Tôi nghĩ rằng học suốt đời nên được lấy làm sự căn bản trong bất kỳ một mô hình giáo dục hay chương trình giáo dục. Mỗi bạn trẻ sẽ luôn được khuyến khích duy trì sự học hỏi bên ngoài nhà trường và tiếp tục tự học dù đang ở độ tuổi nào. 

Học suốt đời giúp bạn luôn bắt kịp được những tiến bộ của thế giới xung quanh, là nền tảng cho sự đổi mới sáng tạo. Một đất nước nếu có được những công dân luôn có tinh thần sáng tạo và cải tiến như thế chắc chắn sẽ hình thành nhiều động lực tăng trưởng.

Muốn xây dựng được tinh thần học suốt đời cho học sinh, việc cần làm là tập cho các em luôn biết thắc mắc và phản biện. 

Đó là gốc rễ của sự học suốt đời. Với tôi, năm nay đã hơn 80 tuổi, vẫn không ngừng học mỗi ngày là vì tôi còn những thắc mắc và muốn tìm lời giải đáp cho những thắc mắc ấy. Tôi thường nhìn lại xem những gì mình đã làm có thể được cải tiến tốt hơn nữa hay không?

Tinh thần luôn thắc mắc và phản biện có thể được giáo dục ở gia đình và trong nhà trường. Ở nhà, cha mẹ từ nhỏ nên khơi gợi cho con đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh. 

Ở trường, các bài giảng không nên một chiều thầy giảng trò ghi, mà nên có sự trao đổi tương tác, để học sinh thể hiện được suy nghĩ. Các em được khuyến khích nêu ra những góc nhìn mới, đặt ngược vấn đề trong các bài giảng.

Chuyên gia giáo dục NGUYỄN THÚY UYÊN PHƯƠNG

Chuyên gia giáo dục NGUYỄN THÚY UYÊN PHƯƠNG

- Chuyên gia giáo dục NGUYỄN THÚY UYÊN PHƯƠNG:

Xây dựng môi trường giáo dục đúng nghĩa

Khác với những môn học phổ thông có nội dung và mục tiêu đạt được rõ ràng, giáo dục phẩm giá hay giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh sẽ nằm ngoài những bài giảng, những tiết đạo đức, giáo dục công dân. Hiệu quả của giáo dục nhân cách phần lớn đến từ môi trường nơi các em đang theo học.

Chẳng hạn, các em đều được học những tiết đạo đức về đề cao sự trung thực. Tuy nhiên, làm thế nào để học sinh có thể thật sự hiểu và thực hành sự trung thực này nếu môi trường nhà trường đang có những sự không trung thực? 

Tương tự, làm thế nào các em có thể đến trường mỗi ngày là một niềm vui nếu thầy cô không xem những buổi đi dạy của mình là những ngày vui và những bài giảng thiếu đi sức sống?

Vì vậy, theo tôi, để giáo dục phẩm giá hay nhân cách hiệu quả và bền vững, nhà trường cần xây dựng một môi trường học tập đúng nghĩa. 

Môi trường ấy không dừng lại ở từng tiết học, mà ở cách học sinh, thầy cô tương tác cùng nhau. 

Ở đó, những giá trị tốt đẹp về phẩm giá được tôn trọng và được nhà trường và các học sinh cố gắng giữ gìn.

Bên cạnh đó là vai trò của gia đình. Muốn con cái sống tốt, cha mẹ sẽ phải sống tốt. Không thể dạy con cái biết tôn trọng người khác nếu cha và mẹ đang không tôn trọng lẫn nhau. 

Cha mẹ sẽ luôn là người làm gương. Bởi vì con cái sẽ luôn nhìn vào cách sống từng ngày của cha mẹ và sẽ học theo những cách sống ấy.

PHẠM TIẾN DŨNG (học sinh lớp 12 Trường THPT Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang)

- PHẠM TIẾN DŨNG (học sinh lớp 12 Trường THPT Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang):

Thêm sân chơi cho giới trẻ 

Em thấy các hoạt động ngoài học hành ngày càng được các trường tổ chức thường xuyên hơn. Đây là cơ hội cho những người trẻ được thể hiện nhiều hơn, phát hiện các tiềm năng, đồng thời được rèn luyện thêm nhiều về kỹ năng như lên ý tưởng, làm việc nhóm, giao tiếp...

Vì vậy, em mong rằng sẽ có nhiều hơn các hoạt động, các câu lạc bộ trong nhà trường. Các hoạt động nên tiếp tục được làm mới, đa dạng, trong đó có thêm những nội dung hướng đến cộng đồng để các bạn có thể đóng góp một phần sức trẻ cho xã hội. 

Và các hoạt động ấy không chỉ được những trường có điều kiện tổ chức, mà các trường vùng xa cũng có thể triển khai với quy mô thích hợp, để mọi học sinh có thêm sân chơi thể hiện sức sống căng tràn của tuổi trẻ.

Theo Trọng Nhân/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/mong-uoc-cua-nha-giao-hoc-sinh-ngay-khai-giang-20230904233627852.htm

  • Từ khóa

Trẻ em Malaysia khó tiếp cận giáo dục mầm non

Do điều kiện gia đình, nhiều trẻ em Malaysia không học mầm non, ảnh hưởng đến khả năng và trình độ học tiểu học.
10:23 - 10/05/2024
10 lượt xem

Vẫn sử dụng bình thường

Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam cấp 56.230 chứng chỉ IELTS "sai quy định", song Bộ Giáo dục và Đào tạo cam kết không ảnh hưởng đến quyền lợi của người...
10:13 - 10/05/2024
23 lượt xem

Chủ động phương án tuyển sinh bằng kỳ thi riêng

Bộ GD&ĐT khuyến cáo, từ năm 2025 khi bắt đầu có thí sinh tốt nghiệp Chương trình GDPT 2018, cơ sở giáo dục đại học cần chủ động phương án tuyển sinh.
07:25 - 10/05/2024
131 lượt xem

Tốt nghiệp THPT chương trình cũ, có phải thi lại nếu xét tuyển ĐH năm 2025?

Năm 2024 là năm cuối cùng thí sinh thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông cũ (2026). Vậy thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về...
16:30 - 09/05/2024
474 lượt xem

Nở rộ dịch vụ bán trú hè

Trong khi ngành GD-ĐT đang nỗ lực giảm tải, trả lại cho học sinh kỳ nghỉ hè đúng nghĩa trọn vẹn 3 tháng thì nhiều phụ huynh xem kỳ nghỉ hè là học kỳ...
14:55 - 09/05/2024
473 lượt xem