11
/
136570
Học kỹ năng sống trong trường: ‘Không đăng ký con sẽ bơ vơ’
hoc-ky-nang-song-trong-truong-khong-dang-ky-con-se-bo-vo
news

Học kỹ năng sống trong trường: ‘Không đăng ký con sẽ bơ vơ’

Thứ 7, 22/10/2022 | 12:53:47
2,017 lượt xem

Thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang tạm dừng dạy kỹ năng sống trong trường học được nhiều bạn đọc quan tâm, bàn luận. Đáng chú ý, nhiều phụ huynh nói phải cho con học vì nếu không sẽ bị đưa qua phòng riêng hoặc 'bơ vơ, bị bỏ rơi'.

Học kỹ năng sống trong trường: ‘Không đăng ký con sẽ bơ vơ’ - Ảnh 1.

Phụ huynh đưa con tới trường. Nhiều ý kiến cho rằng kỹ năng sống nên lồng ghép vào các môn học để thấm vào trẻ một cách tự nhiên - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Những nơi khác cũng nên ngừng dạy môn kỹ năng sống. Đóng tiền nguyên năm lớp 1 rồi có thấy kết quả gì đâu"

Bạn đọc Lương Tề

"Con tôi cũng đang học. Đầu năm tôi không muốn đăng ký nhưng cô chủ nhiệm nói nếu bé không học sẽ phải sang phòng riêng và không biết làm gì lúc đó. Tự nguyện nhưng giống bắt buộc quá. Trong khi cấp tiểu học đã có riêng chương trình kỹ năng sống", phụ huynh Hà (nguyenhamysa2017@...) than thở khi gửi ý kiến đến Tuổi Trẻ Online.

Đồng cảnh ngộ, phụ huynh K.N. chia sẻ: "Con tôi học lớp 8 tại TP.HCM. Tôi phải đóng 200.000 đồng/tháng cho chương trình kỹ năng sống vì thấy kỹ năng sống ai cũng cần. Nhưng các phụ huynh đều nằm trong tình trạng gần như bị 'bắt buộc'. 

Vả lại, nếu không đóng thì tôi sợ con mình sẽ 'bơ vơ, bị bỏ rơi' trong thời gian các bạn học. Tôi đồng ý khi ngành giáo dục tỉnh Tiền Giang sẽ lồng ghép kỹ năng sống vào các môn học cho các em học sinh".

Từ Thái Bình, phụ huynh Mai (khanhnv@...) kể cảnh ngộ con mình: "Trường con tôi thu 50.000 đồng/tháng, do cô giáo chủ nhiệm dạy. Lẽ ra học vào sau tiết cuối buổi chiều ngày thứ sáu hằng tuần thì trường lại đưa vào tiết nào đó của buổi sáng (tùy tình hình). 

Tiết bị lấy thì sẽ dạy vào sau tiết cuối chiều thứ sáu nên nếu không đăng ký cho con học, bố mẹ phải đón về (một tiết nào đó của buổi sáng) và cuối buổi lại đưa con đến vì các con ăn bán trú và phải viết cam kết nếu đón con không đúng giờ".

"Không đăng ký thì không được, mà học thì chẳng hiệu quả. Tôi nghĩ Bộ Giáo dục và Đào tạo phải yêu cầu các trường chấm dứt chương trình học này", phụ huynh này mong muốn.

Nhiều phụ huynh khác cũng đề nghị dừng chương trình dạy kỹ năng sống ở các trường, vì theo như anh Phạm Văn Trung: "Công ty chỉ giao tài liệu cho giáo viên của trường trực tiếp giảng dạy và công ty đều đều thu tiền, không hiệu quả, chỉ góp phần gây tốn kém cho cha mẹ học sinh". 

"Kỹ năng sống nên dạy lồng ghép vào các môn học khác; kiến thức, kỹ năng đến một cách tự nhiên, thấm mỗi ngày một ít; lâu dần sẽ biến thành thói quen, thành cách sống... Không phải dạy nhồi nhét như vậy là các cháu có kỹ năng!", bạn đọc Lê Đức Đồng đề xuất.

Theo M.K/Tuổi trẻ (tổng hợp)

https://tuoitre.vn/hoc-ky-nang-song-trong-truong-khong-dang-ky-con-se-bo-vo-20221022103220064.htm

  • Từ khóa

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
496 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
595 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
932 lượt xem

Hiệu quả từ mô hình lớp học 'chạy'

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) triển khai mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học “chạy”.
14:09 - 15/05/2024
997 lượt xem

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.
09:55 - 15/05/2024
1,094 lượt xem