11
/
135824
3.500 tỉ đồng mua sách giáo khoa: Cần tính toán sát thực tế
3-500-ti-dong-mua-sach-giao-khoa-can-tinh-toan-sat-thuc-te
news

3.500 tỉ đồng mua sách giáo khoa: Cần tính toán sát thực tế

Chủ nhật, 09/10/2022 | 09:03:51
2,109 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án trích 3.500 tỉ đồng ngân sách mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này chưa tính toán sát thực tế với số tiền quá lớn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho biết bộ đang đề xuất Chính phủ phương án trích 3.500 tỉ đồng ngân sách mua sách giáo khoa (SGK) đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn. Khi đó, sách mượn sẽ đáp ứng 70% nhu cầu của học sinh; các năm tiếp theo sẽ bổ sung 20% mỗi năm.

Khảo sát nhu cầu, tránh lãng phí

Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD-ĐT đã giao bộ phận chuyên môn tính toán và đưa ra 3 phương án: Trích ngân sách mua đủ 100% nhu cầu, mua sách cho 70% nhu cầu và chỉ mua sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi phân tích, tính toán, bộ đã lựa chọn phương án sẽ mua SGK đưa vào thư viện cho học sinh mượn, đáp ứng 70% nhu cầu. Số còn lại thuộc bộ phận người dân có điều kiện kinh tế ổn định, có thể tự mua sách cho con học. Nếu được phê duyệt, phương án này sẽ áp dụng cho năm học 2023-2024.

Tuy nhiên, phương án này đang vấp phải nhiều ý kiến từ chính những người trong cuộc - giáo viên, hiệu trưởng các trường học. Khi được hỏi, phần lớn hiệu trưởng cho rằng Bộ GD-ĐT chưa tính toán sát thực tế, việc trích ngân sách nhà nước 3.500 tỉ đồng mua SGK là số tiền quá lớn.

3.500 tỉ đồng mua sách giáo khoa: Cần tính toán sát thực tế - Ảnh 1.

Triển lãm sách giáo khoa mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Liên cấp Marie Curie (TP Hà Nội), Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các địa phương khảo sát một cách nghiêm túc trước khi thực hiện để tránh lãng phí. Hiệu trưởng một trường THPT tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cũng đồng tình rằng việc mua SGK cho học sinh mượn là rất nhân văn nhưng phải có khảo sát, tính toán dựa trên nhu cầu thực tế. Phương án mua SGK cho học sinh mượn chỉ nên áp dụng với một số đối tượng.

Không nên trang bị SGK theo kiểu cào bằng

Bà Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, TP Hà Nội), nhận xét những nơi như thành phố, trường học thuận lợi, việc nhà nước mua SGK cho học sinh mượn là không cần thiết. Theo bà, thư viện nhà trường không thể có chỗ chứa cùng lúc 3.000 - 4.000 bộ sách.

Liên quan vấn đề này, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GD-ĐT, cho rằng phương án dùng ngân sách nhà nước mua SGK đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn sử dụng nhiều lần cần được nghiên cứu, đánh giá tác động một cách chuẩn xác. Khi xây dựng chính sách, việc xác định rõ đối tượng thụ hưởng phải được nghiên cứu kỹ.

"Những gia đình có điều kiện sẵn sàng bỏ tiền mua bộ sách mới cho con mình nhưng với gia đình thu nhập thấp thì một bộ sách mới cũng là cả một vấn đề. Vì thế, nên có các giải pháp khác nhau phù hợp với khả năng đa dạng của người dân để ngân sách nhà nước được sử dụng đúng chỗ. Bộ GD-ĐT cũng nên tham khảo kinh nghiệm sử dụng SGK tại các nước tiên tiến khi triển khai chương trình này" - ông Vinh đề xuất.

Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (TP Hà Nội), Bộ GD-ĐT cần có những khảo sát cụ thể về số lượng học sinh có nhu cầu đăng ký mượn SGK trong trường. Cùng một địa phương, một trường hay ngay trong một lớp cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau. Ở thành phố, nhiều gia đình có điều kiện nhưng cũng không ít gia đình khó khăn, học sinh có nhu cầu mượn SGK. Ngược lại, ở những nơi khó khăn, nhiều gia đình kinh tế tốt cũng không muốn con em mình phải dùng sách cũ.

Như vậy, nếu trang bị SGK trong thư viện theo kiểu cào bằng mà không dựa trên thực tế sẽ rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí ngân sách, nơi thừa, nơi thiếu. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, rất cần tính toán cẩn thận.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/3500-ti-dong-mua-sgk-can-tinh-toan-sat-thuc-te-20221008205916249.htm

  • Từ khóa

Làm gì để bảo vệ nhà khoa học?

Sự việc gây xôn xao trên nhiều diễn đàn nghiên cứu khoa học tuần qua là một tạp chí quốc tế gỡ bỏ bài báo có tên tác giả là giáo sư kinh tế Việt Nam.
07:35 - 18/05/2024
538 lượt xem

Thủ tướng chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung...
08:32 - 17/05/2024
1,089 lượt xem

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
1,651 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
1,702 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
1,934 lượt xem