11
/
128859
Trò chuyên toán 'tỏa sáng' với sinh học
tro-chuyen-toan-toa-sang-voi-sinh-hoc
news

Trò chuyên toán 'tỏa sáng' với sinh học

Thứ 6, 03/06/2022 | 11:04:37
3,038 lượt xem

Đến nay, Nguyễn Phúc Lâm (18 tuổi) - Trường THPT chuyên Quang Trung (Bình Phước) - là một trong những thí sinh hiếm hoi hai năm liên tiếp đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn sinh học.

Trò chuyên toán tỏa sáng với sinh học - Ảnh 1.

Nguyễn Phúc Lâm (thứ ba từ phải sang) cùng đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học của Trường THPT chuyên Quang Trung, Bình Phước - Ảnh: CTV

Nguyễn Phúc Lâm đang "sôi kinh nấu sử" để đại diện Việt Nam đi thi Olympic sinh học quốc tế chỉ còn hơn một tuần nữa sẽ diễn ra.

Trước "giờ G"

* Giai đoạn nước rút ôn luyện trước khi lên đường dự thi Olympic sinh học quốc tế của Lâm như thế nào?

- Mình đã tập trung đội tuyển tại Hà Nội gần hai tuần rồi. Mỗi ngày hai buổi sáng chiều, mình và các bạn học ôn thi tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Dự kiến bọn mình sẽ học đến ngày 8-6 rồi sẽ sang Armenia dự thi.

Lần này, kỳ thi Olympic sinh học sẽ diễn ra trực tiếp sau một vài năm thi trực tuyến do COVID-19. Các bài thực hành sẽ khó khăn hơn nên các thầy cô tập trung ôn phần từ các bài cấp tế bào, thực vật, động vật. Gần đây, phần thi thực hành còn bổ sung nội dung tin - sinh học. Ban tổ chức sẽ yêu cầu thí sinh biết cách sử dụng những phần mềm vào giải quyết những vấn đề sinh học thực tiễn, đòi hỏi người học phải biết rộng hơn.

* Lâm là học sinh chuyên toán, cơ duyên nào đã đưa Lâm đến với môn sinh học?

- Ở Bình Phước hiện không tuyển các lớp chuyên sinh học. Vả lại hồi cuối cấp II mình chưa hình dung cụ thể mình thích môn gì, chỉ biết thiên hướng học khoa học tự nhiên. Vì vậy, mình học lớp chuyên toán.

Nhưng rồi ở đầu năm cấp III, mình được học môn sinh với những nội dung và cách tiếp cận khác rất nhiều. Mình không rõ đã thật sự "phải lòng" môn sinh từ lúc nào, nhưng qua từng bài giảng, mình lại càng mê hơn. Hơn nữa, mình có định hướng sẽ trở thành một bác sĩ nên sinh học là môn không thể thiếu.

Trò chuyên toán tỏa sáng với sinh học - Ảnh 2.

Nguyễn Phúc Lâm

Khoa học của sự sống

* Sinh học phải chăng là môn học khô khan? Lâm bắt gặp được những điều lý thú gì ở môn học này?

- Người ta hay bảo rằng nếu ví các ngành khoa học tự nhiên như một cái cây - rễ cây sẽ là toán, thân là lý, cành là hóa học và lá cây là sinh học. Có thể hình dung sinh học là tổ hợp của các môn khoa học tự nhiên.

Ngoài ra, mình cảm nhận được rằng môn sinh như một môn khoa học của sự sống. Sự sống đã bắt đầu từ phân tử, từ tế bào, tức từ sinh học. Càng học, mình càng thấy bản thân hiểu biết hơn về thế giới, về sự sống xung quanh mình.

* Mới đây, báo Tuổi Trẻ tổ chức diễn đàn "Thi học sinh giỏi để làm gì?", nhiều ý kiến cho rằng kỳ thi này hiện đã lỗi thời và cần thay đổi. Với một người "trong cuộc" như Lâm, kỳ thi học sinh giỏi có ý nghĩa thế nào?

- Những năm gần đây, đề thi học sinh giỏi dần thay đổi để phù hợp với xu hướng quốc tế. Mình nghĩ đây là sân chơi để mình thỏa sức học môn sinh. Từ ban đầu, mình đến với kỳ thi không phải với mong muốn đạt giải cao mà đơn giản thỏa niềm đam mê được tìm hiểu sâu, rộng hơn môn sinh. Vào các đội tuyển, bạn sẽ được học rất nhiều kiến thức mà bạn không gặp trong chương trình phổ thông hoặc phải lên đại học mới học.

Qua các kỳ thi, mình xác định rõ hơn định hướng nghề nghiệp của mình. Hiện mình dự định sẽ theo hướng trở thành bác sĩ. Tùy vào màu huy chương trong cuộc thi Olympic sắp tới, mình sẽ xem xét có đi du học hay không.

Tự lập từ nhỏ

Những ngày trước khi Lâm lên đường thi Olympic quốc tế, bà Hồ Thị Thanh Vân (ngụ Lộc Ninh, Bình Phước) - mẹ của Lâm - vừa tự hào vừa khá hồi hộp chờ đợi kết quả. Tuy nhiên, bà cũng khá tin tưởng con trai vì đây không phải là lần đầu tiên con xa nhà. Từ cấp III, khi vào trường chuyên, con đã phải học cách nhà khoảng 100 cây số. "Con phải tập khả năng tự lập từ nhỏ, biết tự sắp xếp việc học và cuộc sống của mình. Chỉ có điều đôi khi thấy con học nhiều quá, tôi thường nhắc con phải giữ sức khỏe, chơi thể dục thể thao vì sức khỏe sẽ theo mình cả đời" - bà Vân nói.

Bứt phá khi học online

Thầy Lữ Văn Tập - tổ trưởng tổ sinh học Trường THPT chuyên Quang Trung, Bình Phước - là giáo viên trực tiếp bồi dưỡng và đồng hành cùng Nguyễn Phúc Lâm từ những ngày đầu. Thầy Tập nhận xét ở Lâm có một niềm yêu thích mãnh liệt với bộ môn sinh học, cùng với đó là sự chịu khó học hỏi đáng nể. Bất kể phần kiến thức nào cảm thấy chưa nắm vững, Lâm thường tìm thầy cô sau giờ học để hỏi cho thật cặn kẽ tới khi thông hiểu mới thôi.

Như bao học sinh khác, Lâm cũng phải học online phần lớn thời gian trong hai năm học vừa qua. Theo thầy Tập, không ít học sinh thường chểnh mảng, phân tâm, làm việc riêng khi học online, nhưng ngược lại có những bạn như Lâm vừa phát huy được khả năng tự học vừa tận dụng được tối đa sức mạnh của công nghệ mang lại bổ trợ cho việc học của mình. "Đó là bản lĩnh của một học sinh khi học online. Ở Lâm, tôi thấy rõ bản lĩnh này", thầy Tập nói.

Theo Trọng Nhân/Tuổi trẻ (thực hiện)

https://tuoitre.vn/tro-chuyen-toan-toa-sang-voi-sinh-hoc-20220603091743762.htm

  • Từ khóa

Làm gì để bảo vệ nhà khoa học?

Sự việc gây xôn xao trên nhiều diễn đàn nghiên cứu khoa học tuần qua là một tạp chí quốc tế gỡ bỏ bài báo có tên tác giả là giáo sư kinh tế Việt Nam.
07:35 - 18/05/2024
433 lượt xem

Thủ tướng chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung...
08:32 - 17/05/2024
985 lượt xem

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
1,542 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
1,605 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
1,934 lượt xem