11
/
125600
Người mẹ đặc biệt ở trường 'toàn không'
nguoi-me-dac-biet-o-truong-toan-khong
news

Người mẹ đặc biệt ở trường 'toàn không'

Thứ 2, 21/03/2022 | 15:02:00
1,155 lượt xem

Tắk Lẻ là một trong 8 điểm trường nằm cheo leo trên đỉnh Ngọc Linh thuộc xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Cô Hồ Thị Ca vừa làm cô giáo dạy trẻ, vừa làm mẹ của những đứa trẻ nghèo tại điểm trường Tắk Lẻ - Ảnh: B.D.

Nhắc đến ngôi làng này, những người thạo đường phải ớn lạnh sống lưng bởi đường lên tới làng trải dốc dựng đứng, xa hun hút.

Vậy mà 5 năm qua, một cô giáo người Ca Dong đã tình nguyện vác balô lên núi cao dạy học cho lũ trẻ. Những bước chân của cô đều đặn mỗi đầu tuần lên núi và chiều thứ sáu lặng lẽ "hạ sơn".

Không điện, không đường, không nước...

Người chúng tôi nhắc là cô Hồ Thị Ca - giáo viên phụ trách điểm trường Tắk Lẻ. Một buổi chiều giữa tháng 3, chúng tôi ngược núi lên thăm cô trò vùng cao. Khi vừa đến đầu nóc Tắk Pổ, một người dân chỉ tay về hướng túp lều rộng chừng 30m2, không cổng, không bảng tên, được che tạm bằng mấy tấm tôn mỏng và thưng bằng những tấm nhôm bao quanh. Đó chính là điểm trường mầm non Tắk Lẻ!

Xẩm tối. Màn đêm phủ xuống rất nhanh. "Ngôi trường" chìm hẳn trong rừng già, không một ánh điện, không sóng điện thoại, không nước sạch và cũng chẳng có tivi... Cô Ca gần như thở không ra hơi khi phải cố gắng vừa giữ những đứa học trò không chạy lung tung, vừa nhen bếp lửa nấu nước ấm tắm cho từng đứa. Gần 20h đêm, việc ăn uống và tắm giặt cho lũ trẻ mới kết thúc. Cô Ca, với khuôn mặt bơ phờ, nằm vật ra giường vì mệt lả. Kế bên, lũ trẻ đã nằm nghiêng vai ngủ ngon lành.

Điểm trường Tắk Lẻ hiện có tổng cộng 23 học sinh, tất cả đều là con em đồng bào Mơ Nông. Cô giáo Trần Thị Hoàng Oanh - hiệu trưởng Trường mầm non Trà Leng - nói rằng trong các điểm trường lẻ ở Trà Leng thì Tắk Lẻ là nơi mà giáo viên cắm bản phải cực nhọc nhất.

"Điểm trường này tới nay không có sóng điện thoại, cũng chẳng có đường đi. Giáo viên là biểu tượng "cái chữ" duy nhất ở nơi đó. Dù được bà con hết mực yêu thương và hỗ trợ nhưng phải là người chịu đi, chấp nhận hy sinh thì mới có thể đến đó dạy học" - cô Oanh nói.

Vừa làm cô vừa làm mẹ

Cô Hồ Thị Ca cho biết cô được phân công lên điểm trường Tắk Lẻ từ năm 2018, sau khi rời trường sư phạm. Ngày lên điểm trường, dù là người địa phương, được sinh ra và lớn lên dưới chân núi Ngọc Linh nhưng cô cũng không thể hình dung hết nghề dạy học có nơi lại vất vả đến thế.

Theo cô Hoàng Oanh, dù rất muốn kiên cố hóa nhưng do quá nhiều điểm trường lẻ, cộng với việc đường đi quá khó khăn nên tới nay Tắk Lẻ vẫn phải tổ chức học tạm bợ. Làng Tắk Lẻ có tổng cộng 70 hộ gia đình, chia làm hai cụm dân cư cách nhau chừng nửa giờ đi bộ. Học sinh ở đây từ tiểu học trở đi được đưa xuống trung tâm xã gửi học nội trú, trẻ mầm non vì quá bé và cần sống gần gia đình nên thầy cô giáo đã đem trường lên núi cao để tổ chức dạy học.

"Các cháu còn non nớt quá, nếu sau giờ học mà phải đi bộ leo núi về tới nhà thì rất khổ và không an toàn. Chúng tôi bàn với nhà trường giữ các cháu lại. Sau giờ học, các cháu được cô giáo nấu cơm cho ăn, tắm giặt và ngủ lại trường" - cô Ca nói.

Vừa dạy học, cô Ca vừa phải lo cho 10 đứa trẻ. Đó là chuyện không đơn giản. "Ban ngày thì chơi đùa nhưng tối về các cháu hay cáu gắt, nửa đêm bật dậy khóc đòi về nhà vì nhớ mẹ. Tôi gần như không ngủ trọn được giấc nào, phải nằm kề vỗ về các cháu, sáng mai lọ mọ dậy sớm lo cơm nước, vệ sinh cho các cháu trước giờ lên lớp. Vất vả là điều không thể nói được thành lời nhưng lúc nào cũng vui vì thấy các cháu lớn lên như chính con cái mình" - cô Ca chia sẻ.

Bỏ tiền túi lo cho học sinh

Cô Hồ Thị Ca cho biết đều đặn 3 tháng một lần, phụ huynh ở Tắk Lẻ xuống trường xã nhận 500.000 đồng tiền hỗ trợ ăn trưa cho trẻ. Tuy nhiên vì quá khó khăn, khoản tiền này được các gia đình sử dụng để mua giống, phân bón thay vì nộp cho cô giáo.

"Mình thấy bà con khổ quá nên mỗi tháng chỉ thu 50.000 đồng mỗi cháu, chi phí ăn uống còn lại thì vận động nhà hảo tâm tài trợ thêm. Nhiều lúc thấy các cháu ăn uống thiếu thốn quá mình cũng bù thêm tiền để mua đồ ăn bồi bổ thêm" - cô Ca nói.

Theo Thái Bá Dũng/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/nguoi-me-dac-biet-o-truong-toan-khong-20220320200134788.htm

  • Từ khóa

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
379 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
472 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
822 lượt xem

Hiệu quả từ mô hình lớp học 'chạy'

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) triển khai mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học “chạy”.
14:09 - 15/05/2024
889 lượt xem

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.
09:55 - 15/05/2024
973 lượt xem