11
/
115631
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường chuẩn bị điều kiện để kiểm tra, đánh giá trực tuyến
bo-gd-dt-yeu-cau-cac-truong-chuan-bi-dieu-kien-de-kiem-tra-danh-gia-truc-tuyen
news

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường chuẩn bị điều kiện để kiểm tra, đánh giá trực tuyến

Thứ 7, 28/08/2021 | 07:31:12
776 lượt xem

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến trong năm học 2021-2022.

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD-ĐT, các trường phổ thông trực thuộc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022.

Theo đó, đối với lớp 6 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, khi tổ chức dạy học môn lịch sử và địa lí, môn nghệ thuật, các trường cần lưu ý bố trí dạy học đồng thời các phân môn lịch sử, địa lí, các nội dung âm nhạc, mĩ thuật, bảo đảm tương đương về thời lượng trong từng học kì.  

Tổ chức dạy học môn tin học, ngoại ngữ 1 đối với những học sinh lớp 6 có khả năng học tập và phù hợp với điều kiện tổ chức thực hiện của nhà trường.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường chuẩn bị điều kiện để kiểm tra, đánh giá trực tuyến - Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường chuẩn bị điều kiện để kiểm tra, đánh giá trực tuyến

Đối với các nhà trường chưa thực hiện dạy môn tin học, ngoại ngữ 1 theo Chương trình GDPT 2018, tiếp tục thực hiện môn tin học, ngoại ngữ 1 theo Chương trình GDPT 2006. Trong đó lưu ý tăng cường các nội dung bổ trợ theo Chương trình GDPT 2018 để chuẩn bị cho học sinh học các môn học này theo Chương trình GDPT 2018 ở cấp trung học phổ thông.

Liên quan đến kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh việc đánh giá thực hiện theo quy định: không kiểm tra, đánh giá những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình GDPT. Không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung phải thực hiện tinh giản và các nội dung hướng dẫn học sinh tự học ở nhà theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.  

Đối với một số môn học, hoạt động giáo dục lớp 6, Bộ GD-ĐT cho hay môn lịch sử và địa lí bao gồm 2 phân môn lịch sử và địa lí, mỗi phân môn chọn 2 điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong một học kì. Bài kiểm tra, đánh giá định kì gồm nội dung của 2 phân môn theo tỷ lệ tương đương về nội dung dạy học của 2 phân môn tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.  

Môn nghệ thuật bao gồm 2 nội dung âm nhạc và mĩ thuật, mỗi nội dung chọn 1 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kì; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kì bao gồm 2 nội dung âm nhạc, mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét, kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kì được đánh giá mức đạt khi cả 2 nội dung được đánh giá mức đạt.  

Đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương, giáo viên được phân công dạy học nội dung nào thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với nội dung đó. Khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 2 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì theo quy định.  

Đối với bài kiểm tra, đánh giá định kì (trên giấy hoặc trên máy tính), đánh giá bằng điểm số, việc xây dựng ma trận, đặc tả của đề kiểm tra cần phối hợp theo tỉ lệ phù hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Khuyến khích các nhà trường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá.  

Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục.  

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến theo quy định, bảo đảm chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực; đánh giá đúng năng lực của học sinh.  

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/bo-gd-dt-yeu-cau-cac-truong-chuan-bi-dieu-kien-de-kiem-tra-danh-gia-truc-tuyen-20210827183052471.htm

  • Từ khóa

Làm gì để bảo vệ nhà khoa học?

Sự việc gây xôn xao trên nhiều diễn đàn nghiên cứu khoa học tuần qua là một tạp chí quốc tế gỡ bỏ bài báo có tên tác giả là giáo sư kinh tế Việt Nam.
07:35 - 18/05/2024
229 lượt xem

Thủ tướng chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung...
08:32 - 17/05/2024
780 lượt xem

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
1,330 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
1,396 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
1,752 lượt xem