9
/
78820
Rắc rối ít ngờ vì nhà thông minh
rac-roi-it-ngo-vi-nha-thong-minh
news

Rắc rối ít ngờ vì nhà thông minh

Thứ 5, 05/09/2019 | 15:34:40
945 lượt xem

Bố mẹ lên chơi, anh Nam dùng chế độ mở cửa từ xa. 15 phút sau, chuông báo động réo, nước xịt khắp nhà, ông bà phải ra ngoài.

Anh Vũ Hoàng Nam (40 tuổi, Long Biên, Hà Nội) sử dụng một hệ thống thiết bị thông minh lên tới 200 triệu đồng cho căn nhà đất 100 m2 của mình. Chi phí này gần bằng một nửa tiền anh xây nhà.

Khi anh đi du lịch, một số đèn, rèm, tivi tự động hoạt động để giả lập có người ở nhà. Anh còn có thể trả lời khách từ xa bằng điện thoại. Nhiều khi hàng xóm qua hỏi thăm, thay vì ra mở cửa, anh lại bật bộ đàm thoại lên để nói. Nhiều lần như vậy, anh cảm thấy hàng xóm không còn thích ghé nhà mình nữa.

Cuối tháng 8 vừa qua, bố mẹ lên nhà anh Nam chơi. Dù chỗ làm cách nhà chỉ 2 km, anh cũng ngại về mở cửa. Nhờ chế độ mở khóa từ xa, anh không phải về nhà. Tuy nhiên, khi bố mẹ anh vừa vào nhà được khoảng 15 phút, hệ thống báo trộm réo liên hồi vì nhận diện thấy người lạ, nước xịt khắp nhà, buộc ông bà phải ra cửa đứng chờ con về.

Cũng "nhờ" hệ thống này mà tiền điện nhà anh trong 2 năm qua tăng vọt. Nhà 4 người, chỉ sử dụng 2 điều hòa, nhưng anh mất khoảng 3 triệu đồng tiền điện mỗi tháng, gấp đôi khi chưa sử dụng hệ thống nhà thông minh. Hệ thống tưới vườn tự động, kiêm chống trộm, có hôm phun hết chục khối nước vì báo động giả.

 Điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trong nhà bằng điện thoại là chức năng cơ bản của nhà thông minh. Ảnh: NVCC. 

Lắp đặt hệ thống nhà thông minh được 6 tháng, ngay cả việc đổ bột giặt vào máy, anh Nguyễn Thế Lương (30 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng thấy tốn sức. 

Trong nhà anh, việc nấu nướng, pha cà phê, giặt đồ... đều được tự động hóa bằng cách ra lệnh. Mỗi ngày trước khi tan làm, chỉ cần bấm vài thao tác đơn giản trên điện thoại, về đến nhà anh đã có cơm ăn, có nước nóng để tắm. Trong căn phòng là những bản nhạc không lời được phát bằng loa thông minh âm tường.

Ở một mình trong căn hộ chung cư tầm trung, anh Lương ngại nấu nướng, ít dọn dẹp nhà cửa. Cuối tháng 3, đi xem triển lãm nhà thông minh, anh quyết định đầu tư số tiền khoảng 80 triệu đồng để lắp đặt hệ thống này.

Dù mất hơn 4 tháng lương, nhưng anh cảm thấy háo hức vì có thêm một người bạn trong nhà. Bộ thiết bị được điều khiển thông qua kết nối với một đầu thu phát. 

"Hệ thống này khiến tôi không bị cô đơn, cảm thấy giọng nói của mình đầy quyền năng khi ra lệnh cho mọi thứ trong nhà. Thế nhưng, tôi thấy mình ngày càng ít vận động", anh Lương nói.

Chỉ bằng thiết bị nhỏ bằng lòng bàn tay, anh Lương đã có thể ra lệnh cho mọi vật dụng trong nhà, từ tivi, tủ lạnh đến máy giặt, nồi cơm điện... Ảnh: Trọng Nghĩa. 

Có hôm đi làm về mệt mỏi, đi tắm, bị lạnh đột ngột, anh Lương bị tụt huyết áp suýt ngất xỉu. Thì ra, dù đã kích hoạt máy nóng lạnh, nhưng ở nhà mất kết nối internet nên hệ thống không hoạt động.

Anh cũng ít giao tiếp với người ngoài hơn từ khi có hệ thống này.

Anh Trần Hồng Thuận, CEO một công ty thiết bị thông minh ở Hà Nội, cho biết, nhà thông minh (smarthome) là những ngôi nhà có thiết bị điện, điện tử có khả năng tương tác với con người. Tất cả những thiết bị này đều có thể được điều khiển bằng giọng nói hoặc thiết bị di động.

Anh Thuận chia sẻ thêm, hiện tại, xu hướng lắp nhà thông minh đang tăng lên. Tại công ty anh, năm 2019, từ 1.000 đơn hàng quý một đã lên 1.200 trong quý hai, chỉ riêng khu vực Hà Nội. Giá các bộ thiết bị dao động từ 10 đến vài trăm triệu đồng.

Một mô hình cơ bản của ngôi nhà có hệ thống đèn điện thông minh, bật tắt tự động, ánh sáng có nhiều mức độ. Ảnh: HTS. 

Mới dùng được 2 tháng, nhưng anh Trần Hữu Văn (38 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) cảm thấy việc điều khiển thiết bị nhà thông minh khá rắc rối. Để thiết lập bật đèn thông minh, anh phải chọn chế độ ngày - đêm, cường độ sáng, thời gian bật... Mỗi thiết bị như máy giặt, điều hòa, camera... phải có một ứng dụng riêng biệt để điều khiển. Tùy tâm trạng và sức khỏe, mỗi tuần anh phải cài đặt lại 3-4 lần.

Anh cho rằng với hệ thống này, gia đình mình có thể tiết kiệm chi phí điện. Tuy nhiên, những con số này không rõ rệt.

"Đối với tôi, đôi khi nhà thông minh chỉ để làm màu với khách khứa, chứ chả có công dụng gì rõ ràng. Có khi cả tháng tôi không dùng đến", anh nói.

Có những thiết bị tốt và rẻ nhưng không có tiếng Việt, tiếng Anh. Để điều khiển, anh Văn phải học tiếng Trung Quốc cho những câu lệnh như "mở đèn bên trái", "bật điều hòa 20, 21 độ". Lâu dần, anh cũng không muốn sử dụng nữa.

Ông Trần Thế Lợi, phó chủ tịch phụ trách phần cứng của một tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam, cho biết, trên thực tế, phần lớn các thiết bị nhà thông minh giúp người dùng có thể tiết kiệm điện năng, tiết kiệm thời gian cho những việc vặt, đảm bảo an ninh cho ngôi nhà...

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, những thiết bị này cũng góp phần giúp kẻ xấu có thể xâm nhập vào đời tư của gia đình. Do vậy, cần hạn chế dùng cả 24 giờ trong ngày.

Theo Trọng Nghĩa/VnExpress

  • Từ khóa

Bức thư giải nhất UPU năm 2024: ‘Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương’

Học sinh lớp 9 ở Đà Nẵng đạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2024 khi hóa thân thành một nhân viên làm việc tại bưu điện ngôi làng...
16:12 - 26/04/2024
1 lượt xem

Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi hoại tử ruột.… 'được sống'

Thương Kim Diệu - cô bé sinh non bị bỏ rơi được Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần cưu mang, trải qua 3 lần phẫu thuật vì hoại tử ruột. Lương Ngọc Duy cùng 2...
14:20 - 26/04/2024
59 lượt xem

Doanh nghiệp tặng vàng tri ân nhân viên: Vẫn nên tin câu 'công ty là đại gia đình' chứ!

Không tìm cách cắt giảm lao động lớn tuổi và ưu tiên tuyển lao động trẻ, có những doanh nghiệp tặng vàng, thưởng tiền thâm niên như một sự trân trọng sự...
12:13 - 26/04/2024
113 lượt xem

Vinh danh 200 'chiến sĩ nhỏ Điện Biên’

Với tinh thần chăm ngoan, học giỏi, vượt khó vươn lên trong cuộc sống, tích cực rèn luyện và tham gia công tác Đội, 200 tấm gương tiêu biểu đã được T.Ư...
09:11 - 26/04/2024
194 lượt xem

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 280.000 thiếu niên độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, WHO cung cấp 'bức tranh đáng lo ngại' về việc sử dụng...
16:41 - 25/04/2024
605 lượt xem