4
/
101548
Cho phép mở tài khoản thanh toán từ xa, không cần phải đến ngân hàng: Nguy cơ giả mạo, rủi ro có thể nảy sinh
cho-phep-mo-tai-khoan-thanh-toan-tu-xa-khong-can-phai-den-ngan-hang-nguy-co-gia-mao-rui-ro-co-the-nay-sinh
news

Cho phép mở tài khoản thanh toán từ xa, không cần phải đến ngân hàng: Nguy cơ giả mạo, rủi ro có thể nảy sinh

Thứ 2, 07/12/2020 | 10:07:11
468 lượt xem

Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước xác nhận, cơ quan này vừa chính thức ban hành thông tư hướng dẫn mới việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ ch ức cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo đó với công nghệ định danh eKYC, người dân có thể mở tài khoản từ xa mà không cần đến ngân hàng.

Nếu các ngân hàng áp dụng công nghệ eKYC cho phép mở tài khoản thanh toán từ xa, không cần đến ngân hàng, sẽ xảy ra nhiều nguy cơ mất an toàn. Ảnh: T.B

Nếu các ngân hàng áp dụng công nghệ eKYC cho phép mở tài khoản thanh toán từ xa, không cần đến ngân hàng, sẽ xảy ra nhiều nguy cơ mất an toàn. Ảnh: T.B

Chính thức triển khai eKYC

Cụ thể theo ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), thông tư hướng dẫn về định danh điện tử (eKYC) vừa được Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh ký vào cuối tuần qua.

Đây là thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23 năm 2014 về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo đó sẽ xây dựng và ban hành quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp khách hàng phù hợp với quy định tại Thông tư này, đảm bảo quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, về giao dịch điện tử và các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Dự thảo được NHNN công bố trước đó cũng yêu cầu với khách hàng cá nhân, các ngân hàng được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng phục vụ việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, không cần gặp mặt trực tiếp.

Theo các quy định trước đây, các ngân hàng thương mại phải gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Đáng chú ý, Nghị định 116/2013 hướng dẫn Luật Phòng chống rửa tiền quy định ngân hàng phải “gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ”. Căn cứ quy định tại Nghị định 116, Thông tư số 23/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp khách hàng cá nhân khi ký hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

Tuy nhiên đến giữa tháng 11.2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 87 sửa đổi một số điều Nghị định 116 theo đó cho phép các ngân hàng được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, ngân hàng phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các ngân hàng có thể triển khai ứng dụng công nghệ định danh điện tử (eKYC) cho phép người dân có mở tài khoản thanh toán ở bất kỳ đâu.

Thống kê sơ bộ cho thấy, đến thời hiện nay đang có khoảng 10 ngân hàng đang triển khai thử nghiệm việc định danh điện tử eKYC trong giao dịch ngân hàng và tại một số ngân hàng, tỉ lệ giao dịch online tăng trưởng 25% so với các tháng trước khi triển khai eKYC.

Nỗi lo phát sinh rủi ro, giả mạo

Thực tế ngay từ trước khi quy định mới về cho phép mở tài khoản không cần đến ngân hàng được NHNN ban hành, người dân và dư luận đặc biệt quan tâm đến việc triển khai định danh điện tử eKYC trong thực tế cũng như việc các ngân hàng sẽ triển khai các biện pháp công nghệ cụ thể nào nhằm ngăn chặn nguy cơ giả mạo và kiểm soát các rủi ro có thể nảy sinh khi triển khai eKYC.

Theo đó song hành với việc triển khai eKYC, nhiều ý kiến cho rằng, các ngân hàng cần phải xây dựng ngay quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro và có biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trước, trong và sau khi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

Trong trường hợp phát hiện có rủi ro, sai lệch hoặc có dấu hiệu bất thường giữa các thông tin nhận biết khách hàng (bao gồm các yếu tố sinh trắc học của chủ tài khoản) trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải kịp thời từ chối giao dịch, thậm chí tạm khóa tài khoản thanh toán và có tiến hành xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng. Quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro phải thường xuyên được rà soát, hoàn thiện dựa trên những thông tin, dữ liệu cập nhật trong quá trình cung ứng dịch vụ.

Ngoài các yêu cầu này, trong dự thảo Thông tư trước đó, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng phải xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại, xếp loại rủi ro và thỏa thuận với khách hàng về phạm vi sử dụng, hạn mức giao dịch tài khoản thanh toán, đảm bảo hạn mức tổng giá trị giao dịch (ghi nợ) qua tài khoản thanh toán không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình triển khai.

Thực tế trong việc triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán cũng đánh giá, tình trạng tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp, do đó các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho các dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ cao cần tiếp tục được quan tâm và tăng cường.

Từ thực tế này, đại tá Trương Sơn Lâm - Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) khuyến cáo, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, kể cả các nhân viên, cán bộ trong ngành ngân hàng về những thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát phát hiện các giao dịch đáng ngờ; hoàn thiện cơ chế pháp lý; chủ động triển khai phương án phòng chống rủi ro, tấn công mạng.

Theo Văn Nguyễn/Lao động

https://laodong.vn/kinh-te/cho-phep-mo-tai-khoan-thanh-toan-tu-xa-khong-can-phai-den-ngan-hang-nguy-co-gia-mao-rui-ro-co-the-nay-sinh-860204.ldo

  • Từ khóa

Coca Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới

Công ty Coca Cola chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu, tiếp theo là PepsiCo chiếm 5%, Nestle 3% và Danone 3%.
19:31 - 26/04/2024
6 lượt xem

Dòng vốn nước ngoài ồ ạt rời khỏi Trung Quốc

Trong những năm gần đây, phương Tây bắt đầu thay đổi căn bản chiến lược dài hạn đối với Trung Quốc đại lục.
14:25 - 26/04/2024
133 lượt xem

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê...
10:39 - 26/04/2024
235 lượt xem

Kinh tế Mỹ quý 1 tăng trưởng chậm nhất trong 2 năm

Nền kinh tế Mỹ trong quý 1-2024 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm do nhập khẩu tăng vọt. Lạm phát tăng cao khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ...
10:55 - 26/04/2024
226 lượt xem

Lý do đẩy giá xăng giảm về dưới 25.000 đồng/lít ngay trước nghỉ lễ

Nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Israel và Iran giảm xuống; tồn kho dầu thô của Mỹ giảm; xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn… là những yếu...
10:49 - 26/04/2024
222 lượt xem