240
/
55866
Gian lận các loại bảo hiểm có thể bị phạt tới 10 năm tù
gian-lan-cac-loai-bao-hiem-co-the-bi-phat-toi-10-nam-tu
news

Gian lận các loại bảo hiểm có thể bị phạt tới 10 năm tù

Thứ 5, 07/12/2017 | 11:44:12
541 lượt xem

Tùy vào số tiền chiếm đoạt, gây thiệt hại và trường hợp vi phạm mà hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế sẽ bị xử phạt hành chính 20-200 triệu đồng hoặc phạt 10 năm tù.


(Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN)

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 2015 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó có quy định xử lý hình sự với hành vi gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Phạt tù lên tới 10 năm

Điều 214 và Điều 215 Bộ Luật Hình sự quy định hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế có thể bị phạt tù lên tới 10 năm.

Các hành vi bị xử phạt gồm: Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Đối với gian lận bảo hiểm y tế, các hành vi bị xử phạt gồm: Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

Tùy vào số tiền chiếm đoạt, gây thiệt hại và trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù.

Nếu số tiền chiếm đoạt từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Đối với số tiền chiếm đoạt từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, hanh vi phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 100-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội. (Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN)

Hình phạt cao nhất là phạt tù từ 5-10 năm nếu số tiền chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Trốn đóng bảo hiểm bị phạt tù 7 năm

Điều 216 Bộ Luật Hình sự quy định người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù.

[Khởi kiện nợ bảo hiểm xã hội: Quy định có nhưng vẫn khó thực hiện]

Phạt tiền từ 50- 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 01 năm nếu trốn đóng bảo hiểm từ 30 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 đến dưới 50 người lao động

Mức phạt tăng lên 200-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng năm đến 3 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội 2 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 30 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người.

Mức phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2-7 năm nếu trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên hoặc trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

Hành vi không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động cũng sẽ bị xử phạt từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm tùy theo số tiền, số người lao động bị trốn đóng bảo hiểm.

Đặc biệt, pháp nhân thương mại phạm (doanh nghiệp) nếu trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao thì có thể bị xử phạt từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng./.

Theo Hồng Kiều (Vietnam+)

  • Từ khóa

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thông xe, TPHCM đi Nha Trang chỉ mất 5 giờ

Tuyến cao tốc cuối cùng kết nối TPHCM đi Nha Trang chính thức thông xe vào hôm nay, giúp người dân, doanh nghiệp rút ngắn quãng đường từ TPHCM đi Ninh...
09:12 - 26/04/2024
13 lượt xem

Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ chìm thuyền làm 4 người mất tích ở Quảng Ninh

Sự cố chìm thuyền xảy ra trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, khiến 4 người mất tích. Thủ tướng chỉ đạo điều tra nguyên nhân sự cố này và xử...
19:01 - 25/04/2024
366 lượt xem

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
425 lượt xem

Hà Nội đề xuất trông giữ ô tô dưới gầm cầu cạn

Trước tình trạng số lượng ô tô gia tăng nhanh chóng, ngành giao thông Hà Nội kiến nghị tiếp tục cho phép thành phố sử dụng vỉa hè, lòng đường, gầm cầu cạn...
15:53 - 25/04/2024
420 lượt xem

89% hành khách dùng buýt điện là người đi làm

Xe buýt thông thường tỉ lệ người đi làm sử dụng chiếm khoảng 25-30%, riêng đối với buýt điện tỉ lệ người đi làm chiếm 89%, gấp 3 lần xe buýt thường.
15:36 - 25/04/2024
457 lượt xem