205
/
155133
Vì sao Quốc hội chỉ lấy phiếu tín nhiệm 44/49 người tại Kỳ họp thứ 6?
vi-sao-quoc-hoi-chi-lay-phieu-tin-nhiem-44-49-nguoi-tai-ky-hop-thu-6
news

Vì sao Quốc hội chỉ lấy phiếu tín nhiệm 44/49 người tại Kỳ họp thứ 6?

Thứ 5, 19/10/2023 | 20:30:00
1,694 lượt xem

Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu Kỳ họp thứ 6, công khai kết quả để nhân dân được biết.

Chiều 19-10, tại cuộc họp báo trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp.

Vì sao Quốc hội chỉ lấy phiếu tín nhiệm 44/49 người? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thông tin tại buổi họp báo.

Trả lời báo chí về nội dung này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho biết Quốc hội khóa XV từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã bầu và phê chuẩn 50 chức danh. Hiện có 49 chức danh thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

Tuy nhiên, theo quy định thì những người có thông báo chờ nghỉ hưu và chức danh được bầu, phê chuẩn trong năm 2023 không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 do chưa đủ 1 năm giữ chức vụ. Danh sách sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội vào ngày 24-10.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được tiến hành theo Nghị quyết 96 được thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 23-6, bao gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội; Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Theo Nghị quyết 96, Quốc hội không lấy phiếu tín nhiệm đối với người được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm. Điều đó đồng nghĩa Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, 2 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh, do 5 vị này được bầu, phê chuẩn bổ nhiệm trong năm 2023.

Nghị quyết 96 của Quốc hội quy định người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo đầy đủ, trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà cử tri và nhân dân có ý kiến hoặc đại biểu Quốc hội yêu cầu (nếu có). Các báo cáo này được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội 30 ngày trước khai mạc kỳ họp Quốc hội.

Vấn đề kê khai tài sản, thu nhập, đạo đức, lối sống của những người được lấy phiếu tín nhiệm được nhiều cơ quan báo chí quan tâm, đặt câu hỏi.

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết các báo cáo trên đã được gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội. "Hiện qua 2 kênh là đại biểu Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào liên quan đến nội dung các báo cáo" - ông Tuấn Anh nói. Ban Công tác đại biểu sẽ tiếp tục theo dõi, nếu có ý kiến sẽ tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp, trước phiên chất vấn là chuyện bình thường. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và nhân dân được biết.

Quốc hội dành 1,5 ngày cho công tác lấy phiếu tín nhiệm, trong đó có phiên thảo luận tại đoàn về người được lấy phiếu tín nhiệm cũng như các báo cáo công tác, kê khai tài sản.

Theo quy trình, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, sau đó thảo luận ở đoàn trước khi lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp và Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 hoặc kỳ họp gần nhất; trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm.

Theo B.H.Thanh/ Người lao động

https://nld.com.vn/thoi-su/vi-sao-quoc-hoi-chi-lay-phieu-tin-nhiem-44-49-nguoi-tai-ky-hop-thu-6-20231019173610723.htm

  • Từ khóa

Bộ Công an đề xuất loạt quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú

Tại dự thảo nghị định mới, Bộ Công an đã sửa đổi, bổ sung tập trung vào các loại giấy người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm...
18:19 - 07/05/2024
384 lượt xem

Bộ Công an đề xuất hàng loạt thay đổi về giấy phép lái xe

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an vừa hoàn thiện, Ban soạn thảo đề xuất giấy phép lái xe hạng A sẽ thay thế hạng A2...
15:32 - 07/05/2024
370 lượt xem

ACV nói phí sân bay thấp, khó tác động tăng giá vé máy bay

Theo ACV, chi phí sân bay trong một vé máy bay nội địa khoảng 125.000 - 170.000 đồng tùy sân bay. Đây là số tiền khá thấp trong tổng giá vé khách chi trả...
15:10 - 07/05/2024
379 lượt xem

Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin về giá vé máy bay cao bất thường

Cục Hàng không Việt Nam đề nghị hành khách mua vé máy bay các hãng hàng không Việt Nam thời gian qua phản ánh thông tin, tài liệu xác thực về việc đã phải...
11:34 - 07/05/2024
468 lượt xem

Vụ sạt lở làm 3 công nhân tử vong: Đất đá đổ về quá nhanh, nhiều người không chạy kịp

Đang thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 thì gặp mưa lớn, 18 công nhân trở về lán tạm dựng bên suối để trú mưa thì bất ngờ xảy ra vụ sạt lở, khối lượng...
10:18 - 07/05/2024
521 lượt xem