190
/
65928
Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?
mat-bao-lau-de-tieu-hoa-het-thuc-pham-nap-vao-co-the
news

Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?

Thứ 5, 04/10/2018 | 08:00:41
1,381 lượt xem

Chúng tôi chuẩn bị bài viết này nhằm giúp bạn có thêm kiến thức về thực phẩm và bố trí thời gian ăn hợp lý để có một chế độ ăn uống cân bằng.

Tác động của việc tiêu hóa lên vấn đề giảm cân khá đáng kể. Chúng ta đã từng nghe qua nhiều lần câu nói “Chúng ta là những gì mà chúng ta ăn”. Tất nhiên, thời gian tiêu hóa chính xác còn phụ thuộc ở nhiểu yếu tố như sức khỏe, thể chất, sự trao đổi chất, tuổi tác và thậm chí cả giới tính. Nhưng nói chung, thức ăn sau khi đưa vào trong cơ thể được chia thành hai loại: một loại tiêu hóa rất nhanh, loại còn lại mất nhiều thời gian hơn để hệ thống tiêu hóa xử lý.

Nếu chúng ta đơn giản hóa thuật ngữ, thời gian tiêu hóa là một quy trình bắt đầu khi thức ăn mà bạn đưa vào cơ thể phân hủy thành các hạt nhỏ, rồi chuyển qua hệ thống đường ruột của bạn và đi vào trong máu. Điều quan trọng là bạn phải hiểu và nắm được thời gian tiêu hóa của một số loại thực phẩm tiểu biểu để phục vụ cho việc giảm cân hoặc tránh việc bị rối loạn hệ tiêu hóa.

Thức ăn tiêu hóa nhanh

Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn tiêu hóa nhanh trong cùng một lúc, bạn sẽ ăn nhiều hơn thường xuyên, bởi chúng là thức ăn tiêu hóa nhanh nên sau khi ăn khoảng một tiếng, thức ăn sẽ tiêu đi hết và tạo cảm giác đói. Loại thức ăn này có khả năng cung cấp năng lượng nhanh chóng - nói cách khác, chúng tạo một “bước nhảy” mức glucose. Khả năng tăng cường và hồi phục năng lượng nhanh chóng của loại thức ăn tiêu hóa nhanh được đánh giá cao, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, nếu cơ thể có quá nhiều glucose và không thể tiêu hủy ngay được, chúng sẽ biến thành chất béo.

Thức ăn tiêu hóa chậm

Ngược lại với thức ăn tiêu hóa nhanh, thức ăn tiêu hóa chậm là làm chậm quá trình lượng đường tăng trong máu, cho năng lượng ổn định và cân bằng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ ăn loại thức ăn này thì hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động tối đa mọi lúc và điều này sẽ tạo cảm giác khó chịu trong cơ thể bạn.

Các chuyên gia đề nghị người tiêu dùng không pha trộn hai loại thực phẩm tiêu hóa nhanh và chậm lại với nhau trong một bữa ăn và tránh việc ăn thức ăn nhanh ngay sau khi ăn thức ăn chậm, bởi quá trình tiêu hóa vẫn chưa kết thúc và nếu làm thế dạ dày sẽ bị quá tải.

Thời gian tốt nhất để xử lý thực phẩm chứa thành phần với thời gian tiêu hóa khác nhau là vào buổi trưa khi hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tích cực nhất. Bữa ăn sáng và tối nên đơn giản hóa và tốt hơn nên ăn các thực phẩm tiêu hóa nhanh, để bạn được cung cấp năng lượng tức thì ngay sau bữa sáng và dạ dày có thể nghỉ ngơi vào ban đêm.

Nước: Ngay lập được đi vào ruộtNước: Ngay lập được đi vào ruột

Trái cây hoặc nước ép rau củ: 15 – 20 phútTrái cây hoặc nước ép rau củ: 15 – 20 phút

Rau củ sống: 30 – 40 phútRau củ sống: 30 – 40 phút

Rau củ được nấu chín: 40 phútRau củ được nấu chín: 40 phút

Cá: 45 – 60 phútCá: 45 – 60 phút

Salad với dầu: 1 tiếngSalad với dầu: 1 tiếng

Rau củ làm từ tinh bột: 1.5 – 2 tiếngRau củ làm từ tinh bột: 1.5 – 2 tiếng

 Ngũ cốc (gạo, kiều mạch, diễm mạch): 2 tiếng

Ngũ cốc (gạo, kiều mạch, diễm mạch): 2 tiếng

Thực phẩm làm từ sữa: 2 tiếngThực phẩm làm từ sữa: 2 tiếng

Các loại hạt: 3 tiếngCác loại hạt: 3 tiếng

Thịt gà: 1.5 – 2 tiếngThịt gà: 1.5 – 2 tiếng

Thịt bò: 3 tiếngThịt bò: 3 tiếng

Thịt cừu non: 4 tiếngThịt cừu non: 4 tiếng

 Thịt lợn: 5 tiếng

Thịt lợn: 5 tiếng

Hồ Tiên/Dân trí

Theo BR

  • Từ khóa

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
66 lượt xem

WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số...
08:17 - 26/04/2024
101 lượt xem

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng...
16:31 - 25/04/2024
498 lượt xem

Uống rượu, hút thuốc xong chớ dại ăn bưởi kẻo hại sức khỏe

Nhiều người thường ăn bưởi sau bữa ăn, kể cả có uống rượu bia vì nghĩ loại quả này nhiều nước và vitamin C nên có thể giải rượu. Tuy nhiên, chuyên gia sức...
17:34 - 25/04/2024
502 lượt xem

Loại củ thường có trong bếp tác dụng không ngờ đối với sức khỏe nam giới

Từ tăng cường khả năng miễn dịch, giảm cholesterol xấu, bảo vệ gan, đến làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, ngăn ngừa ung thư, có thể nói tỏi là...
13:12 - 25/04/2024
556 lượt xem