190
/
139242
Tại sao bé dễ mắc bệnh hô hấp trong mùa lạnh?
tai-sao-be-de-mac-benh-ho-hap-trong-mua-lanh
news

Tại sao bé dễ mắc bệnh hô hấp trong mùa lạnh?

Thứ 6, 09/12/2022 | 08:39:00
2,167 lượt xem

Có 2 lý do làm tăng bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh, các ba mẹ lưu ý khi chăm con.

Tại sao bé dễ mắc bệnh hô hấp trong mùa lạnh? - Ảnh 1.

Một ca cấp cứu trẻ em tại khoa nhi, Bệnh viện Tiền Giang - Ảnh: BS ÚC NGUYỄN

1. Mùa lạnh làm thay đổi cấu trúc vi rút

Các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thay đổi nhiệt độ đã ảnh hưởng đến cấu trúc vật lý của vi rút.

Chúng ta biết lớp màng bảo vệ vi rút loại có vỏ, thì lớp vỏ ngoài cùng thường được cấu tạo bằng các vi hạt protein. Khi môi trường có nhiệt độ lạnh, các vi hạt của vi rút sẽ kết dính lại, tạo ra một lớp bao phủ cứng, hoạt động giống như một lớp áo giáp phủ bên ngoài vi rút, giúp vi rút được sống sót lâu hơn trong không khí lạnh.

Nhờ sống sót lâu ở bên ngoài nên nó có điều kiện thời gian để lây nhiễm cho nhiều người khác hơn.

Mặt khác, mùa lạnh, độ ẩm sẽ thấp hơn, điều đó làm các giọt hô hấp bay hơi sẽ khô hơn, dẫn tới việc giọt hô hấp teo lại, có kích thước nhỏ hơn, giúp vi rút dễ dàng tiếp xúc với các hóa chất khác trong giọt hô hấp bị cô đặc và nó tạm thời bị bất hoạt. Giọt hô hấp nhỏ sẽ bảo quản vi rút bất hoạt tạm thời, để rồi sau đó dễ dàng đánh thức vi rút dậy khi giọt hô hấp bị hòa tan trong đường thở của vật chủ mới và gây bệnh.

2. Cơ thể con người trở nên dễ mắc bệnh hơn trong môi trường lạnh

Có ba lý do cơ thể con người dễ mắc bệnh hơn.

Một là khi nhiệt độ lạnh và khô, niêm mạc đường hô hấp sẽ khô quánh lại, chất nhầy không còn nguyên vẹn, nó sẽ không cản trở được vi rút xâm nhập vào đường hô hấp bằng cách bắt dính như bình thường. Hệ thống lông chuyển cũng bị khô, mất sự chuyển động uyển chuyển nên không tống được vi rút ra bên ngoài.

Hai là ở những người có cơ địa dị ứng với thời tiết, khi gặp nhiệt độ lạnh, hệ thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích, tế bào miễn dịch của cơ thể sẽ tiết ra các hóa chất trung gian làm co thắt cơ trơn phế quản gây nên cơn suyễn, tăng tiết dịch ở mũi gây bệnh viêm mũi dị ứng. Các bệnh này sẽ nặng thêm nếu bị nhiễm vi rút.

Ba là vai trò của vitamin D trong hoạt động tăng cường miễn dịch, chống lại vi rút, vi trùng khi nó xâm nhập vào cơ thể.

Người ta biết rằng chính phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể, chứ không phải là mầm bệnh vi rút, gây ra mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong liên quan đến các bệnh do vi rút như cúm, COVID-19. Vitamin D điều chỉnh sản xuất cytokine trong bệnh tự miễn thông qua việc hạn chế sản xuất quá nhiều cytokine tiền viêm và do đó dẫn đến ức chế viêm.

Theo BS Nguyễn Thành Úc/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tai-sao-be-de-mac-benh-ho-hap-trong-mua-lanh-20221207234832588.htm 

  • Từ khóa

Uống sữa lúc nào là tốt nhất để ngừa đau tim, đột quỵ?

Sữa là thực phẩm nổi tiếng giàu canxi, và nhiều người có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ.
09:10 - 06/05/2024
49 lượt xem

Bộ Y tế phản hồi việc quá nhiều đoàn kiểm tra một cơ sở cùng một nội dung, thời điểm

Bộ Y tế đã có phản hồi ý kiến cử tri phản ánh tình trạng có quá nhiều đoàn cùng kiểm tra một cơ sở về một nội dung trong cùng thời điểm, gây phiền hà.
07:51 - 06/05/2024
88 lượt xem

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
487 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
619 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
659 lượt xem