19
/
139278
Tại sao thực phẩm đông lạnh được chọn là món ăn của năm tại Nhật Bản?
tai-sao-thuc-pham-dong-lanh-duoc-chon-la-mon-an-cua-nam-tai-nhat-ban
news

Tại sao thực phẩm đông lạnh được chọn là món ăn của năm tại Nhật Bản?

Thứ 6, 09/12/2022 | 17:05:00
1,965 lượt xem

Theo đài CNN, với những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, thực phẩm đông lạnh đã nhận được danh hiệu món ăn của năm tại Nhật Bản

Tại sao thực phẩm đông lạnh được chọn là món ăn của năm tại Nhật Bản? - Ảnh 1.

Thực phẩm đông lạnh được chọn là món ăn của năm tại Nhật Bản - CNN

Khi chiếc hộp che kín món ăn của năm được mở ra, không phải cá thu được bày biện đẹp mắt hay một món tráng miệng hoàn hảo mà lại là nhiều loại thịt khác nhau chiếc pizza đông lạnh vẫn còn nguyên bao bì.

Hằng năm, viện nghiên cứu Gurunavi, nơi điều hành một trang web cho phép người tiêu dùng tìm kiếm những nhà hàng hàng đầu trên khắp Nhật Bản đều tổ chức trao giải “món ăn của năm”.

Được biết, giải thưởng này nhằm làm nổi bật các xu hướng ẩm thực đang phát triển ở Nhật Bản.

Những món ăn được trao danh hiệu này trước đây gồm những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và những món ăn Trung Quốc.

Giải thưởng năm nay thuộc về thực phẩm đông lạnh cũng phần nào cho thấy sức ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với nhiều người Nhật Bản và cả sự thay đổi trong thói quen ăn uống của họ.

Cũng theo Gurunavi, đại dịch COVID-19 đã khiến rất nhiều nhà hàng phải đông lạnh các món ăn của họ để đóng gói mang đi. Chính phương pháp đông lạnh đã cho phép các đầu bếp duy trì được trọn vẹn chất lượng của món ăn, thậm chí còn có cả sushi đông lạnh.

Số tiền trung bình mà mỗi gia đình tại quốc gia này chi cho thực phẩm đông lạnh từ năm 2019 đến 2021 đã tăng 20%.

Aeon, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất Nhật Bản đã mở một cửa hàng có tên Frozen với quy mô khoảng 420m2 tại tỉnh Chiba chuyên bán các sản phẩm đông lạnh hồi tháng 8 với hơn 1.500 sản phẩm.

Ngoài ra, tại 5.000 cửa hàng bán lẻ thuộc chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất nhì Nhật Bản Lawson đã mở rộng khu vực quầy thực phẩm đông lạnh, trong đó bao gồm các món tráng miệng và thậm chí cả sashimi, NHK thông tin.

Theo truyền thống, các gia đình tại Nhật Bản thường mua rau tươi và các nguyên liệu khác mỗi ngày và những người vợ, người mẹ sẽ làm cơm hộp truyền thống Nhật Bản (bento) cho chồng và con vào mỗi buổi sáng.

Nhưng đại dịch COVID-19 và sự vai trò của bình đẳng giới đã làm thay đổi lối sống truyền thống bao đời nay của người Nhật.

Yoshiko Miura, chuyên gia tư vấn tiêu dùng của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Nhật Bản cho biết ngày càng có nhiều phụ nữ Nhật Bản ra ngoài làm việc

“Họ vẫn còn xu hướng chuẩn bị thức ăn cho gia đình nhưng thời gian của họ rất hạn chế”, chuyên gia Yoshiko Miura nói thêm.

Bên cạnh đó, dân số Nhật Bản vẫn đang trong xu hướng già đi, số lượng người lớn tuổi sống một mình cũng chiếm phần lớn khiến việc chuẩn bị nguyên liệu và nấu nướng cần nhiều thời gian và công sức hơn.

Thực phẩm đông lạnh đã giải quyết được những vấn đề nan giải đó.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tai-sao-thuc-pham-dong-lanh-duoc-chon-la-mon-an-cua-nam-tai-nhat-ban-20221209125222388.htm 

  • Từ khóa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhật kí chiến tranh của người lính trẻ

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ, Phạm Thanh Tâm khi ấy mới ở độ tuổi đôi mươi.
15:47 - 27/04/2024
385 lượt xem

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại

100 tư liệu, hình ảnh về đường Trường Sơn đã được trưng bày tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trong triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ...
16:12 - 26/04/2024
933 lượt xem

Hải Phòng một ngày kêu gọi được 22 tỉ đồng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ

Chỉ trong ngày đầu tiên gặp mặt kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, UBND thành phố Hải Phòng đã nhận được 22 tỉ đồng. Ngân sách...
15:20 - 26/04/2024
982 lượt xem

Thạch nhũ đẹp mê hồn bên trong hang động mới phát hiện tại Quảng Bình

Một hang động mới được phát hiện tại 'vương quốc hang động' Quảng Bình, với hệ thạch nhũ được đánh giá như những tấm thảm đẹp mê hồn.
15:43 - 26/04/2024
974 lượt xem

Bảo vật quốc gia: Hình tượng bảo vật trở thành biểu trưng của bảo tàng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lấy hình tượng vũ nữ Apsara Trà Kiệu trên phù điêu mới được công nhận là bảo vật quốc gia làm biểu trưng. Tuyệt tác điêu...
13:12 - 26/04/2024
1,044 lượt xem