11
/
67945
Phương án thi THPT Quốc gia 2019: Còn nhiều điểm mơ hồ
phuong-an-thi-thpt-quoc-gia-2019-con-nhieu-diem-mo-ho
news

Phương án thi THPT Quốc gia 2019: Còn nhiều điểm mơ hồ

Thứ 4, 05/12/2018 | 17:12:26
766 lượt xem

Không ít chuyên gia, đại diện nhiều trường ĐH tại TP.HCM cảm thấy băn khoăn khi tiếp cận các khái niệm mơ hồ trong phương án thi THPT quốc gia 2019.

Sau những sự cố không mong muốn của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018, năm nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa ra rất nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất tình trạng gian lận thi cử cũng như chấm thi. Trong đó, việc quy định các trường đại học, cao đẳng không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình giúp dư luận an tâm hơn về tính khách quan của kỳ thi quan trọng này.

Cùng với đó là những giải pháp siết chặt khâu bảo quản đề thi, bài thi như gắn camera quan sát 24/24 và tăng cường trách nhiệm của những người có liên quan trong các khâu quan trọng này tại các điểm thi, hội đồng thi. Không chỉ trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao cho các trường đại học chủ trì mà Bộ Giáo dục – Đào tạo còn yêu cầu tiến hành làm phách và mã hóa các phiếu trả lời của bài thi.

phuong an thi thpt quoc gia 2019: con nhieu diem mo ho hinh 1

Vẫn còn nhiều điểm mơ hồ trong phương án thi THPT quốc gia 2019.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, việc Bộ Giáo dục  - Đào tạo lắng nghe dư luận và kịp thời có những điều chỉnh hợp lý sẽ giúp nâng cao uy tín của kỳ thi quốc gia này.

 “Với những giải pháp mà Bộ Giáo dục – Đào tạo công bố năm nay như giao quyền quản lý kỳ thi, chấm thi cho các trường đại học thì kỳ thi sẽ có kết quả trung thực. Điều đó sẽ giúp các trường an tâm dựa vào kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông để xét tuyển đại học”- PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết.

Đánh giá cao những đổi mới trong phương án coi thi và chấm thi của Bộ Giáo dục – Đào tạo trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng: Nếu làm tốt các giải pháp hiện tại sẽ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, "bịt" được những lỗ hổng của kỳ thi năm 2018. Việc thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp Trung học phổ thông cũng góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực như nâng điểm, sửa điểm để bảo vệ tỷ lệ tốt nghiệp cao của không ít cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng, Bộ Giáo dục – Đào tạo cần rõ ràng hơn khi quy định về việc điều động cán bộ, giảng viên và giáo viên các trường đi coi thi để mọi người hiểu đúng vấn đề. Bên cạnh đó, cần có những phương án thực sự tối ưu cho các địa bàn rộng lớn có dân cư đông như TP.HCM và Hà Nội, chứ không thể áp theo mặt bằng chung.

 “TP.HCM chiếm 1/9 dân số cả nước. Số học sinh tại TPHCM bằng khoảng 3 tỉnh lớn hoặc 5-7 tỉnh nhỏ trên cả nước cộng lại. Nếu chúng ta giữ quan điểm đưa tất cả giáo viên, giảng viên tại các trường đại học ở TP.HCM đi các tỉnh coi thi thì không vấn đề gì nhưng mà điều giáo viên ở các tỉnh khác về TP.HCM coi thi là vấn đề mà Bộ Giáo dục – Đào tạo cần xem xét kỹ”. 

Một thay đổi nữa thu hút sự quan tâm của dư luận đó chính là nội dung đề thi. Thay vì giữ phương án như dự kiến trước đó là phân bố kiến thức 3 năm học phổ thông vào đề thi Trung học phổ thông quốc gia thì trong lần công bố này, Bộ Giáo dục – Đào tạo lại cho biết nội dung đề thi nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu là lớp 12.

Nhiều giảng viên, giáo viên cho rằng, chữ “chủ yếu” là một khái niệm mơ hồ, sẽ gây khó khăn cho việc định hướng ôn tập của học sinh phổ thông. Mặc dù Bộ cho biết sẽ sớm công bố đề thi tham khảo nhưng theo nhiều người, cái mà học sinh và giáo viên phổ thông cần biết nhất bây giờ là cấu trúc đề thi với tỷ lệ phần trăm cụ thể cho kiến thức các năm.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho biết: “Điều mà học sinh và giáo viên quan tâm nhiều nhất chính là kết cấu của đề thi. Cách đây khá lâu, Bộ Giáo dục – Đào tạo có đưa ra định hướng là năm nay kiến thức của đề thi sẽ trải đều từ lớp 10, 11 đến lớp 12. Bộ cần làm rõ hơn vấn đề trải rộng kiến thức. Nếu được hãy có những hướng dẫn phù hợp với việc học tập hiện nay của học sinh phổ thông”.

Đại diện nhiều trường đại học tại TPHCM cho rằng, họ cần nắm các nội dung cụ thể hơn về việc xác định vai trò chủ trì trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 vì nếu chỉ chủ trì ở khâu coi thi thì cũng không giải quyết được vấn đề bất cập có thể xảy ra. Các trường đại học cần có vai trò cụ thể trong các khâu quan trọng nhằm đảm bảo cao nhất tính khách quan của kết quả thi, đặc biệt là các bài thi trắc nghiệm./.

Theo Mỹ Dung/VOV-TPHCM

  • Từ khóa

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
50 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
68 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
162 lượt xem

Những điểm mới cần nhớ khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang đăng ký thử và sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức ngay sau kỳ nghỉ lễ 30.4 (từ 2 - 10.5). Để đảm...
09:23 - 26/04/2024
193 lượt xem

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
606 lượt xem