11
/
56448
Tự chủ đại học phải tháo được nút thắt về tài chính, nhân sự
tu-chu-dai-hoc-phai-thao-duoc-nut-that-ve-tai-chinh-nhan-su
news

Tự chủ đại học phải tháo được nút thắt về tài chính, nhân sự

Thứ 3, 26/12/2017 | 07:15:23
801 lượt xem

Luật Giáo dục đại học cần có cơ chế thoáng hơn về tự chủ. Trong đó cần giải quyết nút thắt về tự chủ nhân sự và tài chính.

Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ đại học” do Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tại TPHCM ngày 25/12.

Tính đến thời điểm hiện tại, việc áp dụng cơ chế tự chủ đã được triển khai tại 23 trường đại học trên cả nước. Thế nhưng, các cơ chế, quy định liên quan đến việc tự chủ hiện vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt, những hạn chế về quyền tự chủ trong việc tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính khiến không ít trường gặp khó khăn trong quá trình hoạch định kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như chương trình đào tạo.

tu chu dai hoc phai thao duoc nut that ve tai chinh nhan su hinh 1

Quy định việc thực hiện tự chủ đại học còn nhiều bất cập. (Ảnh minh họa)

Do vậy, nhiều đại biểu cho rằng, để quá trình tự chủ trong các trường đại học thời gian tới được thể hiện đúng thực chất thì cần giải quyết hài hòa các vấn đề liên quan, nhất là mối quan hệ giữa quyết định chi ngân sách đầu tư cho giáo dục, mức học phí và cơ chế tạo nguồn thu.

Trong giai đoạn hiện nay, học phí được xem là giải pháp chủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục đại học. Vì thế, mức thu học phí cần được tính toán dựa trên chất lượng đào tạo nhưng phải đảm bảo bù đắp đáng kể cho các chi phí hoạt động của trường đại học. Về vấn đề tổ chức nhân sự, nhiều trường cho rằng Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cần có những cơ chế thoáng hơn để các trường được linh động trong việc tuyển dụng, chi trả lương cho giảng viên, cán bộ thì mới thu hút được nhân tài. Quan trọng nhất vẫn phải nâng cao quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học áp dụng mô hình tự chủ.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, để các trường đại học thực hiện tự chủ hiệu quả, cần tìm cách thoát khỏi tư duy muốn quản, bao cấp: “Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới Luật Giáo dục Đại học cần quy định ngay cả trường đại học công lập khi tự chủ thì nhà nước cũng chỉ quản lý khoảng 50%, phần còn lại phải chia cổ phiếu cho người lao động. Khi người lao động cảm nhận được mình là chủ của ngôi trường thì họ mới cố gắng phấn đấu và họ làm nhiều thì phải được hưởng nhiều. Tự chủ mà nửa vời thì không được"./.

Theo Mỹ Dung/VOV - TP. HCM

  • Từ khóa

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
125 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
134 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
232 lượt xem

Những điểm mới cần nhớ khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang đăng ký thử và sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức ngay sau kỳ nghỉ lễ 30.4 (từ 2 - 10.5). Để đảm...
09:23 - 26/04/2024
263 lượt xem

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
676 lượt xem