9
/
116223
"Cưới vì yêu thôi, đừng vì... cha mẹ" - lời khuyên gây nức lòng giới trẻ
cuoi-vi-yeu-thoi-dung-vi-cha-me-loi-khuyen-gay-nuc-long-gioi-tre
news

"Cưới vì yêu thôi, đừng vì... cha mẹ" - lời khuyên gây nức lòng giới trẻ

Thứ 5, 09/09/2021 | 10:11:55
829 lượt xem

Đó là lời khuyên của một học giả U70 người Trung quốc khiến giới trẻ nước này vô cùng thích thú và bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với bậc tiền bối mang tư tưởng tiến bộ, văn minh.

Cưới vì yêu thôi, đừng vì... cha mẹ - lời khuyên gây nức lòng giới trẻ - 1

"Tình yêu là thứ duy nhất trong lịch sử không nên xảy ra dưới áp lực", Gs. Liang nói trong phần diễn giải của mình (Ảnh: SCMP).

Giáo sư Liang Yongan, 67 tuổi, một học giả văn chương đến từ Đại học Fudan, được 470.000 người theo dõi trên nền tảng xã hội Bilibili, đã đưa ra lời khuyên trong một đoạn video thu hút đến 4,5 triệu người xem trong số 65 video đã đăng của mình như sau:

"Tình yêu là thứ duy nhất trong lịch sử không thể xảy ra dưới áp lực. Chúng ta nên biết ơn các bậc sinh thành vì công lao nuôi dưỡng. Chúng ta nên hiểu nỗi lo của họ, nhưng chúng ta cần bảo vệ tầm quan trọng của tình yêu trong hôn nhân".

Vị giáo sư cho rằng, bất chấp sự hối thúc của gia đình, họ hàng, về việc hãy lập tức hẹn hò đi, kết hôn đi, người trẻ độc thân chỉ nên lựa chọn kết hôn khi đã tìm được tình yêu đích thực, không nên vì bất cứ áp lực nào khác từ cha mẹ, gia đình, hay xã hội.

Ông nói trong video: "Cha mẹ mong muốn tìm hạnh phúc cho các bạn, nhưng thật ra họ đang đào những cái hố để các bạn nhảy vào. Hãy nhìn tỉ lệ ly hôn cao ngất (ở Trung Quốc) mà xem".

Giáo sư Liang Yongan khiến nhiều người thích thú khi bày tỏ rằng vào lúc nghe một vị quan chức Thượng Hải nói độ tuổi kết hôn trung bình ở quận Jinshan là 35, ông đã cảm thấy... rất vui. Vị giáo sư già cho rằng tỉ lệ dân số độc thân cao là biểu tượng của tiến bộ xã hội.

"Một người trẻ ở thành phố lớn có thể sống vui vẻ một mình. Cô/cậu ấy có thể đi du lịch, đi nghe hòa nhạc... Cái giá của việc từ bỏ cuộc sống độc thân rất cao, bởi thế các bạn nên tìm một người xứng đáng với tình yêu, khi đó bạn có thể sống một cuộc sống tốt hơn cuộc sống độc thân đang có", giáo sư Liang nói.

Cũng theo giáo sư Liang, tính toán quá nhiều trong tình yêu khiến việc tìm kiếm bạn đời trở nên gian nan. Nhiều người viện lý do không có thời gian hẹn hò, chi phí sống quá cao khi phải mua nhà hoặc nuôi con khiến họ do dự. Sự tính toán này cũng là nguyên nhân khiến bạn nhắm mắt kết hôn dựa trên áp lực xã hội, dẫn đến hôn nhân không hạnh phúc.

"Tôi luôn tin rằng tình yêu xảy ra ở cái nhìn đầu tiên. Bạn thích người đó, vậy là đủ. Nhưng đôi khi vài người trong chúng ta bỏ phí nhiều năm để tự hỏi liệu có nên yêu hay cưới một người... Ngày càng khó để hai người yêu nhau một phần vì đàn ông không quen với hình mẫu phụ nữ hiện đại tự lập và mạnh mẽ", giáo sư Liang Yongan nhận định.

Quan điểm của giáo sư Liang Yongan gần như đã "gây bão" trên mạng xã hội Trung Quốc và được nhiều người ủng hộ. Rất gần với giới trẻ Trung Quốc, giới trẻ Việt Nam cũng đang gặp một vấn đề tương tự: Độ tuổi kết hôn ngày càng muộn và những người trẻ gặp không ít áp lực "giục cưới" từ bố mẹ ông bà.

Nhiều người trẻ sợ các dịp lễ Tết, cưới hỏi, giỗ chạp vì phải... về quê, và đối mặt với những câu hỏi "có người yêu chưa?" hay thúc giục "kết hôn đi!" của người thân, gia đình.

Như một câu chuyện vui của một chàng trai chia sẻ trên show truyền hình, anh rất ngại về quê gặp gia đình, vì mọi người, nhất là bà nội, kiểu gì cũng hỏi: "Nam ơi, có người yêu chưa, lấy vợ đi", "Nam ơi, bà yếu lắm rồi, bà sắp chết rồi đấy, lấy vợ đi...". Điều này khiến chàng trai cảm thấy rất áp lực.

Người Việt thường có tư tưởng nếu chưa thấy con cháu yên bề gia thất thì chưa thể yên lòng "nhắm mắt xuôi tay", cha mẹ coi việc dựng vợ gả chồng cho con là nghĩa vụ làm cha mẹ, một nghĩa vụ lớn trong đời mình cần phải hoàn thành và vô cùng mong mỏi nhìn thấy chúng yên bề gia thất, đôi khi quên cả việc cân nhắc gia thất ấy liệu có hạnh phúc hay không nếu bọn trẻ hết hôn vì áp lực chứ không phải vì yêu. Các quan niệm cũ còn cho rằng "tình yêu sẽ đến sau hôn nhân", "thời tao có yêu đâu, cưới về vẫn đẻ ra mày đấy".

Tư tưởng này tưởng là lo cho hạnh phúc của con cái nhưng lại đẩy không ít người trẻ vào cảnh phải nghĩ kế "đối phó" với gia đình như thuê người giả làm người yêu hòng "qua mặt" bố mẹ, hoặc tìm vội ai đó để kết hôn, hay nghe theo sự mai mối, chấp nhận hôn nhân sắp đặt.

Nhìn nhận về hiện tượng này, trong một bài phỏng vấn trên Dân trí, TS. Xã hội học Đỗ Thị Vân Anh đưa ra nhận định đến nay vẫn còn giá trị:

"Nguyên nhân dẫn tới việc thế hệ trẻ chưa kết hôn thì có nhiều, nhưng tất cả những câu giục giã của người thân sẽ khiến cho các bạn trẻ rơi vào sự bế tắc, bức xúc và khủng hoảng". TS. Vân Anh khuyên rằng "mọi việc nên tùy duyên", cũng như quan điểm của Giáo sư Liang khi nói: "Hãy cưới vì yêu thôi, đừng vì... cha mẹ hay áp lực xã hội". 

Theo Huyền Anh/Dân trí

https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/cuoi-vi-yeu-thoi-dung-vi-cha-me-loi-khuyen-gay-nuc-long-gioi-tre-20210908224221635.

  • Từ khóa

Ngày Mật khẩu thế giới: Đặt mật khẩu kiểu nào mới an toàn?

Nhân Ngày Mật khẩu thế giới 2024, Chính phủ Anh đã đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường bảo mật cho các thiết bị kết nối Internet như loa, tivi, chuông...
16:20 - 02/05/2024
173 lượt xem

Đừng mãi bảo bọc con cái...

Thiếu kỹ năng tự lập là vấn đề khá phổ biến đối với giới trẻ hiện nay
11:48 - 02/05/2024
291 lượt xem

Hát Quốc ca trên đỉnh núi Khoan La San

Từ cột mốc A Pa Chải, trên đỉnh núi Khoan La San, nơi tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nhìn biên cương Tổ quốc, nhiều bạn trẻ đã rưng...
07:59 - 02/05/2024
393 lượt xem

Robot do sinh viên sáng chế trình diễn 'Vũ điệu cờ Việt Nam' chào mừng lễ 30.4

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2024), nhóm sinh viên ngành trí tuệ nhân tạo kết hợp cùng ngành truyền thông đa phương tiện...
15:18 - 30/04/2024
1,437 lượt xem

Học bí kíp của gen Z: Ai cũng có thể hạnh phúc hơn

Điều thú vị là những yếu tố này không chỉ giới hạn ở gen Z, mà có thể giúp bất kỳ ai trong chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.
16:43 - 29/04/2024
1,917 lượt xem