9
/
76562
Dạy con cách quản lý tài chính
day-con-cach-quan-ly-tai-chinh
news

Dạy con cách quản lý tài chính

Thứ 6, 19/07/2019 | 07:59:52
1,114 lượt xem

Có cần giáo dục tài chính cho con hay không, nên giáo dục từ nhỏ hay đợi con lớn lên là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm.

Giáo dục tài chính cho trẻ là dạy cho trẻ biết tiền là gì? Làm thế nào để có tiền, khi có tiền thì chi tiêu thế nào cho hiệu quả và ý nghĩa.

Cho con đi làm thêm kiếm tiền để biết giá trị đồng tiền

Nghỉ hè, chị Hồng Nhung (Cầu Giấy, Hà Nội) cho con trai (16 tuổi) đi làm thêm ở quán cà phê, còn cô con gái 12 tuổi, chị cho sang nhà cô em chồng phụ giúp trông em nhỏ. Tiền làm thêm của hai con, chị cho hai con được mua những món đồ các con thích và các con tỏ ra rất hứng khởi.

Chị Nhung chia sẻ: “Cách đây mấy năm, các con tôi luôn đòi hỏi bố mẹ mua
những món quà mình thích mà không quan tâm đến giá cả. Tiền được thưởng học sinh giỏi, sinh nhật, tiền mừng tuổi… dù ít hay nhiều các con cũng tiêu hết rất nhanh, có khi để mua những món đồ mà vừa chơi đã thấy chán. Thế là tôi bàn với chồng phải cho các con đi làm thêm. Tôi nghĩ rằng phải bỏ công sức ra làm việc để kiếm tiền các con mới biết quý trọng đồng tiền. Thực tế là đúng như vậy, khi các con tiêu những đồng tiền do tự tay các con làm ra, các con đã có ý thức tiết kiệm. Các con thường chỉ mua những món đồ mình thực sự thích hoặc thấy cần thiết. Khi bố mẹ thưởng cho mua món đồ gì đó, các con cũng thường nhìn giá, nếu không quá đắt các con mới lựa chọn”.

Chị Lê Mai Hương, Hiệu trưởng trường mầm non Montessori Back to Basic (Hà Nội) cho biết, con gái chị còn nhỏ chị đã cho con đi trông em bé (có sự giám sát của người lớn). Tiền con kiếm được con có thể dùng để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân. “Tôi nói với con: “Bố mẹ chỉ cho con tiền học chính khóa ở trường. Còn với những môn ngoại khóa như trượt patanh, bơi, học võ… hay muốn mua đồ chơi, con phải tự kiếm tiền để chi tiêu”. Tiền con kiếm được tôi để cho con tự mua sắm và không can thiệp. Sau một vài lần mua sắm con tự rút ra bài học. Ví dụ, có lần con đặt mua bộ đồ thể thao, vì thích nhiều màu con đặt liền một lúc 3 bộ. Sau khi họ chuyển đến nhà, con phải trả tiền, thấy nhiều tiền quá con xót ruột. Hôm đó, tôi trả đỡ con một phần, nhưng yêu cầu cuối tháng nhận lương làm thêm con phải hoàn trả. Từ đó, mỗi lần đặt mua món đồ gì con đều phải cân nhắc kỹ lưỡng”.

Dạy trẻ quản lý chi tiêu

Cho con học cách kiếm tiền để con biết trân quý giá trị của đồng tiền, đồng thời cha mẹ cũng cần dạy con cách quản lý chi tiêu của bản thân để qua đó dần hình thành thói quen tiết kiệm, tránh tiêu pha bừa bãi.

Chị Lê Mai Hương chia sẻ, với khoản tiền con kiếm được chị cho con được sở hữu, bố mẹ chỉ giữ vai trò cố vấn chứ không quyết định. “Tôi bảo con nên có một quyển sổ chi tiêu, mua sắm gì thì viết vào đó để cuối tháng cộng lại xem con có chi tiêu quá số tiền mà tháng đó con kiếm được hay không. Hoặc có thể bảo con để tiền vào các ngăn ví khác nhau dùng cho các mục đích khác nhau để con chi tiêu cái gì cũng có kế hoạch, có mục đích rõ ràng.

Chị Mai Hương cho biết, chị dạy con chia tiền thành 5 phần: Phần thứ nhất để chi tiêu cho bản thân; phần thứ hai là khoản chi cho gia đình, ví dụ như mua quà sinh nhật cho bố, mẹ, anh chị em trong gia đình. Thứ ba là khoản tiền tiết kiệm. Thứ tư là khoản tiền đầu tư để sau này con học đại học sẽ có một khoản tiền riêng. Thứ năm là khoản dành để từ thiện để con biết chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn.

 Theo chị Hương dạy trẻ biết tiết kiệm từ nhỏ sẽ dễ hơn là để trẻ lớn mới dạy.
“Bản thân tôi luôn áp dụng nguyên tắc dành 20% thu nhập để làm từ thiện, từ đó mình hướng thiện cho con chứ không áp đặt”- chị Mai Hương chia sẻ.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia cao cấp Học viện Tài chính, nên dạy cho trẻ biết quản lý tài chính từ khi con nhỏ. Với khoản tiền riêng của con nên mở cho con một tài khoản ngân hàng hoặc ghi sổ để bố mẹ giữ, cho con biết tổng số tiền con có là bao nhiêu để con biết hướng chi tiêu. Cha mẹ có thể định hướng cho con dành 50-60% tổng số tiền con có để tiết kiệm lâu dài, dành 20% để đầu tư vào lĩnh vực nào đó sinh lời, nếu bố mẹ làm kinh doanh thì có thể cho con đầu tư cùng. Cho con dùng một phần để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của bản thân, một phần để làm từ thiện hay giúp đỡ bạn bè. Khi con còn nhỏ đã được bố mẹ hướng cho con biết dùng tiền con có để làm từ thiện sẽ hình thành cho con phong cách sống đẹp, luôn biết yêu thương, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn./.

Theo VOV.VN

  • Từ khóa

Bị 'shipper' mắng xối xả, lừa chuyển khoản để nhận hàng dù không đặt

Nhiều người không đặt mua đơn hàng trực tuyến, nhưng đột nhiên có số lạ gọi đến, xưng là shipper đang giao hàng, đọc đúng tên tuổi, địa chỉ rồi yêu cầu...
08:38 - 23/11/2024
86 lượt xem

Giới trẻ chờ Black Friday 'thứ sáu đen tối' để dọn sạch giỏ hàng

Rất nhiều bạn trẻ tại TP.HCM đã lên sẵn đơn với các mặt hàng muốn mua, quyết dọn sạch giỏ hàng vào 'ngày thứ sáu đen tối' Black Friday tới.
15:18 - 22/11/2024
517 lượt xem

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương cho 2 phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định.
14:10 - 22/11/2024
526 lượt xem

Nữ TikToker có thu nhập “khủng” từ nông sản địa phương

Nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok với công việc bán hàng online thu nhập "khủng", chị Lê Nguyễn Mỹ Huyền còn hết lòng với công tác an sinh xã hội, nhất là...
11:40 - 22/11/2024
591 lượt xem

Sinh viên muốn làm đúng ngành, doanh nghiệp lắc đầu do đâu?

Ngày hội Công nghệ thông tin - IT Day 2024 do Đoàn - Hội Sinh viên khoa công nghệ thông tin (Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) tổ chức, ước đón...
07:10 - 22/11/2024
678 lượt xem