Anh tôi lấy khăn tang đeo lên, mẹ tôi giật xuống khiến anh bất mãn cực độ.
Ngay từ thời còn sống, chị dâu tôi đã không được lòng bố mẹ tôi. Mà chính tôi cũng không hiểu vì sao bố mẹ mình lại quá khắt khe, cay nghiệt với chị. Bởi là em chồng nhưng tôi thấy chị dâu mình rất tốt, rất đáng thương.
Khi nghe tin anh tôi yêu chị, mẹ tôi đã lồng lộn lên đòi đuổi anh ra khỏi nhà. Bởi anh tôi là người thành đạt, đi du học về và đang giữ vị trí giám đốc nhân sự ở công ty gia đình. Còn chị chỉ là nhân viên bán hàng ở siêu thị, lương thấp, học vấn cũng thấp. Trong mắt mẹ tôi, chị không xứng được bước chân vào một gia đình danh giá, giàu có như nhà tôi.
Nhưng gặp chị, tôi thấy chị là một cô gái đáng quý. Dù học vấn không cao nhưng chị ứng xử, nói năng hiền lành, có lòng nhân từ. Anh chị bị bố mẹ tôi phản đối gắt gao quá nên họ chia tay nhau một lần. Trong khoảng thời gian đó, anh tôi bê bết rượu chè, ngày làm, đêm đi bar giải sầu.
Trong khoảng thời gian đó, anh tôi bê bết rượu chè, ngày làm, đêm đi bar giải sầu. (Ảnh minh họa)
Thương anh, tôi chủ động giúp hai người về bên nhau. Chính tôi cũng đứng lên phản đối ngược bố mẹ tôi. Thời gian đó, nhà tôi không ai nói với ai tiếng nào, không khí luôn ngột ngạt khó chịu. Sau cùng, mẹ tôi đành nhượng bộ, chấp nhận cưới chị làm dâu với điều kiện chị phải nghỉ việc, ở nhà chăm sóc gia đình.
Đám cưới của anh chị rất hoành tráng, được đãi ở nhà hàng sang trọng. Nhưng tôi thấy, bố mẹ chị không vui. Bởi mẹ tôi thể hiện rõ sự bất mãn, gượng gạo ngay trong lúc làm lễ. Mẹ tôi thậm chí còn không chịu chụp ảnh chung với cô dâu chú rể vì ghét chị.
Những ngày làm dâu của chị cũng không hạnh phúc gì. Chị làm việc nhà quần quật từ sáng đến khuya. Mẹ tôi còn bắt chị giặt váy áo hàng hiệu cho bà. Hai cô giúp việc nhà tôi cũng không xem chị là chủ mà xem như ngang hàng, tùy ý sai bảo. Tôi thấy ức chế quá, lên tiếng bênh vực chị thì họ mới đối xử với chị nhẹ nhàng hơn. Vấn đề là chị dâu tôi, dù bị mẹ chồng soi mói, bị giúp việc ức hiếp vẫn cố chịu đựng chứ không cãi lại, không cáu gắt khó chịu. Thái độ nhẫn nhịn của chị khiến tôi càng thương chị hơn.
Tôi thấy ức chế quá, lên tiếng bênh vực chị thì họ mới đối xử với chị nhẹ nhàng hơn. (Ảnh minh họa)
Khi chị thông báo có bầu, bố mẹ tôi mới nhẹ nhàng hơn với chị chút ít. Mẹ tôi không bắt chị ôm thau quần áo leo lên 4 tầng lầu để phơi nữa. Cũng không bắt chị mỗi sáng nấu tới 4 món ăn khác nhau cho 4 người trong nhà. Trong bữa cơm, chị cũng được ngồi ăn cùng chứ không phải ăn sau nữa.
Bầu càng lớn, chị càng mệt mỏi hơn. Đến khi chị sinh con, biến cố ập đến. Chị bị băng huyết, dù được cấp cứu nhưng chị vẫn không qua khỏi. Giây phút nhận tin chị đã mất, anh tôi chết lặng, ngồi ngẩn người không biết gì nữa ở ghế đá hành lang bệnh viện. Tôi cũng choáng váng, vừa thương chị, vừa thương đứa cháu nhỏ mới sinh đã mất mẹ.
Thế nhưng hành động của bố mẹ tôi mới khiến tôi và anh bất mãn hơn. Đám tang được tổ chức khá sơ sài, ít người dự. Bố mẹ chị đến đứng lặng bên quan tài chị hồi lâu. Mẹ chị rơi nước mắt lại lén lau đi vì mẹ tôi đã lên tiếng rào trước: "Nhà tôi kinh doanh, cấm kị khóc lóc. Anh chị đau lòng thì nén về nhà mà khóc thương".
Bực nhất là tôi và anh đeo tang, mẹ tôi lại đến giật xuống. Bà nói: "Nó chết rồi thì tụi mày coi như người dưng, không cần phải đeo tang gì nữa. Thằng Hoàng, mày đeo tang rồi sau này ai dám làm vợ sau của mày nữa. Cấm tang trở gì hết".
Anh tôi bực mình, giằng lấy khăn tang buộc lại lên đầu rồi gằn giọng: "Mẹ sống để đức cho con cho cháu mẹ với". Tôi cũng giật lại khăn, đeo lên trong ánh mắt tức tối của chính mẹ mình. Là con gái, tôi còn không chấp nhận được hành động của mẹ. Thấy mẹ, tôi sợ luôn việc lấy chồng. Nghĩ đến cảnh làm dâu như chị, tôi ớn tận cổ rồi.
Theo Helino