Những gia đình hạnh phúc luôn ý thức được trách nhiệm của mình cũng như thực hiện lối sống tích cực và dạy con cái những điều tốt đẹp nhất.
Cùng nhau đưa ra quyết định: Ngồi cạnh nhau, cùng chia sẻ những ý muốn của mình thường có khả năng kết hợp cũng như thấu hiểu, sự tôn trọng giữa 2 người.
Sử dụng ánh đèn phù hợp: Một nghiên cứu cho thấy, ánh sáng phù hợp giúp mọi người cảm thấy thư giãn, thoải mái và cuộc trò chuyện sẽ trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.
Kết nối các thế hệ: Việc những đứa trẻ biết về những thành công (thất bại) của thế hệ trước giúp chúng có những trải nghiệm tích cực trong thực tế cũng như giảm những áp lực công việc từ những người đi trước.
Sử dụng đệm: Một nghiên cứu từ MIT, Harvard và Yale cho thấy con người sẽ linh hoạt hơn và thoải mái hơn khi ngồi trên bề mặt đệm.
Sự giúp đỡ của ông bà: Trong một phân tích cho thấy, những người mẹ chăm sóc con nhỏ có sự giúp đỡ của ông/bà thường ít căng thẳng hơn cũng như con cái sẽ nhận được sự chăm sóc của người có nhiều kinh nghiệm nuôi dưỡng.
Những trò chơi tốt và không tốt: Không chỉ nói về những câu chuyện tích cực, khi trò chuyện mỗi người trong gia đình nên chia sẻ những vấn đề bản thân gặp phải, dù tốt hay xấu. Hành động này làm tăng sự đồng cảm với người khác cũng như dạy cho con trẻ trong gia đình cách nhìn nhận vấn đề.
Sức mạnh của sự đoàn kết: Khi xảy ra những xung đột trong gia đình, bạn cần bình tĩnh, suy xét vấn đề cũng như đưa ra cách giải quyết tốt nhất thay vì cãi cọ, xô xát. Và chính khi những mâu thuẫn ấy được giải quyết, mọi người trong gia đình có thể hiểu nhau hơn và gắn kết hơn.
Kỷ luật và mềm dẻo: Cha mẹ nên linh hoạt trong việc giáo dục con cái: có thể dùng biện pháp cứng rắn hoặc mềm dẻo nhưng phải phù hợp và không thái quá để còn cái có thể hiểu được, nhận ra lỗi và dễ dàng chấp nhận.
Cùng luyện tập thể thao: Những môn thể thao không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà nó còn tạo thời gian, cơ hội cha mẹ có thể dạy bảo con cái.
Những cuộc gặp gỡ gia đình: Những cuộc gặp mặt gia đình luôn là điều kiện để tình cảm thêm gắn kết. Mọi người có cơ hội chia sẻ những việc đã làm được cũng như tìm ra hướng giải quyết cho những vấn đề hóc búa. Hơn nữa, hoạt động này cũng giúp cho tình cảm gia đình thêm gắn kết hơn.
Ngồi đối diện khi tranh luận: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngồi cao hơn thường là người chiếm ưu thế hơn trong khi người ngồi thấp lại thường hay giận hờn và cố chấp. Vậy nên, hãy ngồi đối diện để có thể bình đẳng nói chuyện, trao đổi vấn đề.
Không nên trợn/đảo mắt: Theo một nghiên cứu đối với các cặp vợ chồng sau 4 năm chung sống cho thấy những trường hợp khi nói chuyện thường trợn/đảo mắt thường sẽ là dấu hiệu của sự căng thẳng trong hôn nhân. Họ không chú ý đến người đối diện mà thay vào đó là thái độ lơ đãng, không quan tâm.
Ngồi cạnh nhau khi trò chuyện: Nếu tranh luận căng thẳng thì việc ngồi đối diện có thể giúp dễ dàng thể hiện quan điểm thái độ thì khi một gia đình trò chuyện thì nên ngồi cạnh nhau hoặc ngồi vòng tròn.
Thay vì nói "bạn" hãy nói "chúng ta": Sử dụng chúng ta thay vì chỉ đích danh riêng có thể làm "hạ nhiệt" một cuộc tranh luận gay gắt.
Tránh những cuộc tranh luận trong khung giờ từ 18 - 20h: Các nhà khoa học cho rằng, đây chính là thời điểm căng thẳng nhất trong ngày khi mọi người đang trong gia đình mệt mỏi và cũng là thời điểm mọi người tập trung tại nhà.
3 phút đầu giao tiếp: Theo John Gottman, giảng viên của Đại học Washington cho rằng mấu chốt của những câu chuyện thường nằm trong 3 phút đầu khi trò chuyện. Và những thời điểm sau thì những quyết định hay vấn đề đó sẽ lặp lại ở mức cao hơn. Vậy nên, khi trò chuyện cần chú ý khoảng thời gian đầu này để tìm ra hướng giải quyết cho mỗi vấn đề.
Theo Nguyễn Như/VOV.VN