9
/
164518
Tài xế tâm sự vụ bóp còi inh ỏi: Nhiều nỗi khổ, phải cầm lái mới hiểu
tai-xe-tam-su-vu-bop-coi-inh-oi-nhieu-noi-kho-phai-cam-lai-moi-hieu
news

Tài xế tâm sự vụ bóp còi inh ỏi: Nhiều nỗi khổ, phải cầm lái mới hiểu

Thứ 6, 24/05/2024 | 13:46:00
2,089 lượt xem

Chính cánh tài xế cũng thừa nhận tình trạng bóp còi loạn xạ, dùng kèn hơi inh ỏi là có thật. Nhưng có những nỗi khổ mà chỉ người ngồi trên cabin, trực tiếp cầm lái thì mới hiểu vì sao tiếng còi vang lên!

Xe càng lớn thì tỉ lệ điểm mù càng cao, vì vậy mà theo tài xế Trường Sơn, việc bóp còi đôi khi là bắt buộc - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Xe càng lớn thì tỉ lệ điểm mù càng cao, vì vậy mà theo tài xế Trường Sơn, việc bóp còi đôi khi là bắt buộc - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

"Đừng vơ đũa cả nắm, hễ thấy bóp còi inh ỏi, tai nạn lại đổ cho cánh tài xế. Dĩ nhiên chạy hằng ngày thì tỉ lệ rủi ro phải cao hơn, nhưng người dân đi đường, đặc biệt là xe máy cứ tạt đầu xe tải, xe công thì bắt buộc phải bóp kèn", tài xế xe container Trường Sơn (ngụ TP.HCM) nói.

Người đi đường hễ thấy chỗ trống lại điền vào nên phải bóp còi

Hết năm hai đại học, Trường Sơn nghỉ học, chuyển sang làm phụ xe tải chuyên chạy tuyến Bắc - Nam, sau đó trở thành tài xế xe container từ đó tới nay. Cũng vì thế mà anh gần như kinh qua mọi tình huống, câu chuyện trên vạn dặm hành trình.

Riêng về việc bóp còi xe dù đang di chuyển trong nội đô, những đoạn quốc lộ cắt ngang nhiều quận, huyện ở TP.HCM, Sơn nói vẫn thường dùng. Tuy nhiên không vô tội vạ, đều có lý do.

Đầu tiên phải kể đến việc người dân đi xe máy rất thích "điền" vào chỗ trống. Nguy hiểm ở chỗ, những chỗ trống đó đa phần đều nằm ở đuôi, sườn và trước đầu các xe khổ lớn, từ xe khách giường nằm, xe tải, xe container. Đó cũng là những điểm mù, điểm khó nhìn thấy của tài xế.

Đường sá chật hẹp, luôn đông đúc người, trong khi nhiều hộ dân kinh doanh rồi lấn chiếm lòng, lề đường khiến nhiều người đi đường ức chế, từ đó việc bóp còi được xem như cách xả bực - Ảnh: TRIỆU VÂN

Đường sá chật hẹp, luôn đông đúc người, trong khi nhiều hộ dân kinh doanh rồi lấn chiếm lòng, lề đường khiến nhiều người đi đường ức chế, từ đó việc bóp còi được xem như cách xả bực - Ảnh: TRIỆU VÂN

Nhiều tài xế ô tô cũng chạy theo kiểu "điền vào chỗ trống", trong khi việc phanh, lách né của xe có tải trọng lớn không phải là chuyện đơn giản.

"Thử ngồi vào cabin xe container mà xem. Xe máy ào ào chạy, tạt đầu diễn ra từng giây, tui bị hoài", Sơn nói.

Theo Sơn, vì lý do đó mà bắt buộc phải bấm còi. Phần vì thói quen phản xạ của cánh tài xế. Biết khi tiếng còi vang lên sẽ hứng cằn nhằn của người đi đường, nhưng từ góc nhìn của mình, Sơn thấy đó là cần thiết.

Sơn cũng đồng tình việc cần hạn chế tối đa việc bóp còi hơi. Bởi ngay cả khi ngồi trong cabin, tài xế bóp còi thì cũng ồn vô cùng.

Ngán cảnh mặc đèn xanh, cứ nghe điện thoại

Anh Thanh Long (ngụ TP Thủ Đức), tài xế ô tô công nghệ, nói nhiều lúc không muốn nhấn còi nhưng vẫn phải làm. Anh kể, chật vật mãi, lăn từng tí một trên trục đường Trường Chinh mới rẽ được đến đường Cộng Hòa (quận Tân Bình), nhưng tới điểm giao giữa Cộng Hòa - Tân Kỳ Tân Quý - Lê Tấn Quốc thì lại tắc cứng.

Đợi mãi, qua 2 lượt đèn nhưng vẫn chưa "thoát". Mãi mới tới đèn xanh, đến lượt được chạy thì xe của anh bị một nam shipper chặn. Người này thản nhiên nói chuyện điện thoại.

"Đợi mãi mới tới đèn xanh nhưng anh ta thì mặc đèn xanh, nghe điện thoại đã. Nóng ruột nóng gan không? Thử hỏi ở tình thế đó không bóp thì làm sao? Đừng nói phải hạ kính ra nhắc nhen. Khổ lắm, bởi gặp kẻ hung hăng thì rách việc", anh Long nói.

Rất nhiều người gần như có thói quen đặt tay lên nút còi, để rồi bóp còi inh ỏi khi ra đường - Ảnh: TRIỆU VÂN

Rất nhiều người gần như có thói quen đặt tay lên nút còi, để rồi bóp còi inh ỏi khi ra đường - Ảnh: TRIỆU VÂN

Với tài xế xe công nghệ Quốc Thanh (ngụ quận Tân Bình), việc bóp còi còn đến từ rất nhiều nguyên nhân. Thường xuyên bắt gặp việc xi nhan trái rồi rẽ phải, không xi nhan rồi đùng đùng rẽ như chốn không người thì nguy hiểm vô cùng, anh buộc phải bóp còi. 

Trường hợp người dân vô tư dùng điện thoại khi đang lái xe, không tập trung để rồi xe chạy loạng choạng, khiến người đi sau lo sợ vô cùng, lại nghe thấy tiếng còi cảnh báo.

"Đi nhanh về lẹ thì nói gì nữa. Ai muốn ồn ào đâu. Mệt mỏi. Bóp còi nhiều, khách đánh 1 sao. Bị khách nhận xét nữa là bị khóa app, đói luôn", anh Thanh cười.

Anh Thanh tâm sự rất sợ trường hợp người đi bộ vượt rào, qua đường bất chấp, vì vậy bấm còi chỉ để cảnh báo thôi.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tai-xe-tam-su-vu-bop-coi-inh-oi-nhieu-noi-kho-phai-cam-lai-moi-hieu-20240521120033318.htm 

  • Từ khóa

Con thương, con ghét

Mỗi đứa trẻ cần được yêu thương và công nhận một cách bình đẳng
17:40 - 05/09/2024
1,484 lượt xem

Sau người em cho đi khi còn dây rốn tìm về gia đình, đến người chị bật khóc vì kết quả ADN

'Em hết lẻ loi rồi chị hai ơi! Em có cha mẹ rồi! Em có nguồn cội rồi chị hai ơi!', người phụ nữ miền Tây bật khóc nức nở khi nhận được kết quả xét nghiệm...
14:25 - 05/09/2024
1,571 lượt xem

Thu nhập 4 - 5 tỉ đồng/năm từ trồng nấm và sản xuất điện mặt trời

Từ Thái Bình vào Vĩnh Long lập nghiệp với mô hình trồng nấm bào ngư kết hợp sản xuất điện mặt trời, anh Nguyễn Thanh Long (30 tuổi) có thu nhập lên tới 4...
10:51 - 05/09/2024
1,639 lượt xem

10 kiểu bạn bè ai cũng nên có trong đời

Trong cuộc sống, bạn luôn cần có bạn bè. Dẫu vậy, không chỉ là kiểu bạn bè tiệc tùng mà cần lắm những người bạn thực sự có thể giúp đỡ, ở cạnh bên bạn khi...
17:15 - 04/09/2024
1,869 lượt xem

Kinh doanh 'ăn theo' Labubu và cái kết…

Labubu đã tạo nên "cơn sốt" với người trẻ suốt thời gian qua. Và từ đây, có những người quyết định kinh doanh "ăn theo" đồ chơi nghệ thuật nổi bật với đôi...
14:40 - 04/09/2024
2,008 lượt xem