9
/
140252
Nguyên tắc vàng để lập kế hoạch mục tiêu cho năm mới hiệu quả
nguyen-tac-vang-de-lap-ke-hoach-muc-tieu-cho-nam-moi-hieu-qua
news

Nguyên tắc vàng để lập kế hoạch mục tiêu cho năm mới hiệu quả

Chủ nhật, 01/01/2023 | 06:41:00
2,401 lượt xem

BGTV- Bạn đang lập kế hoạch cho năm 2023? Dưới đây là 3 nguyên tắc vàng giúp bạn đạt được mục tiêu trong năm tới.

Lựa chọn mục tiêu phù hợp

Bạn sẽ nỗ lực hết mình để đạt đến thành công nếu như thiết lập một mục tiêu phù hợp và có ý nghĩa. Theo công ty FranklinCovey, 1/3 số người lên kế hoạch cho năm mới đã bỏ cuộc ngay từ cuối tháng Một. Nguyên nhân là bởi họ đặt ra những mục tiêu không phù hợp với bản thân mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn của người khác (xã hội).

Hãy lựa chọn mục tiêu theo tiêu chí SMART

Lưu ý rằng mục tiêu của bạn phải đảm bảo tiêu chí SMART. Đó là viết tắt của các chữ cái: 

S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu. Mục tiêu của bạn phải rất rõ ràng. Thay vì “Tôi muốn giảm cân” bạn cần hỏi bản thân cụ thể: “Bạn muốn giảm bao nhiêu cân và vào thời gian nào?”. Câu trả lời hiệu quả sẽ là “Tôi muốn giảm 2 cân trong 2 tháng tới”.

M – Measurable: Đo lường được. Điều này có vẻ hiển nhiên nếu mục tiêu của bạn là tăng hay giảm cân. Song bạn cũng nên áp dụng điều này nếu muốn từ bỏ một thói quen không phù hợp nào đó. Hãy ghi tiến độ vào nhật ký hay ghi chú trên điện thoại để bạn có thể theo dõi hàng ngày.

A – Achievable. Có thể đạt được. Cố gắng thực hiện một mục tiêu quá lớn và quá nhanh có thể khiến cho cuộc sống của bạn bị đảo lộn. Chẳng hạn như lên kế hoạch nghỉ hưu sau 5 năm ở tuổi 30 đôi khi không thực tế nhưng tiết kiệm 100 đô la mỗi tháng lại khả thi.

R-Relevant. Thích hợp với bạn. Đây có phải mục tiêu thực sự quan trọng với bạn không? Tiến sĩ tâm lý Michael Bennett cho biết. “Nếu bạn hành động vì cảm giác căm ghét hay hối hận, điều đó thường không kéo dài lâu”.

Time – bound. Khung thời gian. Mốc thời gian của bạn cũng cần phải thực tế. Hãy cho bạn đủ thời gian để hoàn thành từng mục tiêu nhỏ. Tác giả cuốn sách “Sức mạnh của thói quen” Charles Duhigg chia sẻ: “Nếu bạn muốn hình thành thói quen mới, hãy lập kế hoạch cho cả thập kỷ chứ không phải chỉ vài tháng tới”.

Lên kế hoạch cụ thể

Nếu cố gắng hình thành một thói quen mới nên chia thành ba phần: gợi ý, thói quen và phần thưởng

Bạn không thể tỉnh dậy và thấy cuộc sống của mình đã thay đổi một cách diệu kỳ. Bạn cần lên kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu cho mình cũng như gạt bỏ những chướng ngại vật trên con đường thành công.

Nếu đang cố gắng hình thành hoặc từ bỏ một thói quen nào đó, tác giả Duhigg đề nghị nên chia thành ba phần: gợi ý, thói quen và phần thưởng. Ví dụ như thói quen xấu của bạn là: Tôi lướt Twitter quá nhiều. Khi tôi cảm thấy bị cô lập (gợi ý), tôi sẽ lướt Twitter (thói quen) và tôi cảm thấy được kết nối (phần thưởng). Để thay đổi thói quen này bạn nên đứng dậy và nói chuyện với đồng nghiệp.

Hoặc bạn có thói quen xấu là: Tôi không ngủ đủ giấc vào ban đêm. Khi tôi cảm thấy mình cần thời gian riêng cho bản thân vào buổi tối (gợi ý), tôi sẽ thức khuya xem TV (thói quen) và tôi được thư giãn (phần thưởng). Để thay đổi thói quen này bạn nên dành thời gian mỗi ngày cho bản thân.

Cá nhân hóa mục tiêu

Dĩ nhiên, bạn cần nghiêm túc suy nghĩ để nhận ra gợi ý cũng phần thưởng mà thói quen xấu đem lại cũng như thói quen tốt muốn thay thế. Cả gợi ý và phần thưởng đều phải dễ dàng và cụ thể. Ví dụ với thói quen chạy bộ, gợi ý có thể là mặc quần áo thể thao ngay cả khi bạn không làm gì sau đó. Tác giả Duhigg cho biết: “Thông thường đối với những người chưa bao giờ tập thể dục trước đây, đầu tiên chỉ là mặc quần áo thể thao. Sau đó mới đi bộ vài vòng quanh nhà”.  Điều đó có nghĩa là bạn muốn tạo ra một môi trường nơi sự thay đổi xảy ra rất chậm nhưng đảm bảo sẽ mang lại chiến thắng cho bạn. Phần thưởng cũng phải thực tế và rõ ràng như một miếng socola, ngâm bồn tắm…

Động viên thay vì chỉ trích bản thân khi bạn mắc sai lầm

Bên cạnh đó bạn cũng phải tính đến những rào cản khó tránh khỏi. Tác giả Pauline Walline của cuốn Thuần hóa đứa trẻ bên trong của bạn (tạm dịch) cho hay bất kỳ kế hoạch nào cũng có chỗ sai lầm. Nhà tâm lý học này chia sẻ rằng sẽ có thời điểm bạn muốn động viên bản thân rằng tôi đã làm mọi thứ rối tung lên nhưng tôi sẽ bắt đầu lại vào ngày mai. “Đừng chỉ trích bản thân. Tập trung vào những thứ bạn đang làm tốt hơn là sai lầm mắc phải”, Pauline nhấn mạnh thêm. 

An Yên (Theo NYTimes)


  • Từ khóa

Lời kể của 3 anh em mất tích nhiều ngày ở Ninh Bình

3 anh em ruột mất tích nhiều ngày kể vào nhà bạn chơi rồi vô tình bị khóa cửa ngoài không thể về được. Khi đói, các cháu tự nấu cơm ăn rồi ngủ trong...
15:40 - 25/09/2024
146 lượt xem

'Không để học sinh, sinh viên bị gián đoạn việc học'

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết cho biết, T.Ư Đoàn đã và đang huy động nguồn lực từ các đơn vị, doanh nghiệp, cũng như triển khai các chương trình giúp...
14:35 - 25/09/2024
197 lượt xem

Thanh niên bị lũ cuốn mắc kẹt giữa sông 9 ngày đã sống sót thế nào?

Ngày 25-9, sức khỏe của anh Phan Minh Thắng (20 tuổi) đã tạm ổn sau khi được giải cứu và cấp cứu tại bệnh viện. Trước đó anh bị lũ cuốn và mắc kẹt giữa...
10:15 - 25/09/2024
334 lượt xem

Đối mặt sạt lở đất: Làm cách nào để thoát thân, bảo vệ tính mạng?

Nếu nhận diện được các mối nguy sạt lở, người dân nên tìm cách di tản càng sớm càng tốt hoặc trong tình huống khẩn cấp có thể ghi nhớ và áp dụng những...
07:34 - 25/09/2024
322 lượt xem

Độc lạ chàng trai đưa cải lương vào… rap

Rất khó để hình dung nếu đưa cải lương vào rap thì sẽ như thế nào? Và một chàng trai đã giải đáp thắc mắc đó bằng một tiết mục làm người nghe phấn...
17:00 - 24/09/2024
716 lượt xem