9
/
138765
Giữ thành trì gia đình, 'nuôi' hạnh phúc
giu-thanh-tri-gia-dinh-nuoi-hanh-phuc
news

Giữ thành trì gia đình, 'nuôi' hạnh phúc

Thứ 4, 30/11/2022 | 14:12:00
2,055 lượt xem

Giữa cuộc sống hối hả và chịu tác động bởi nhiều yếu tố, gia đình vẫn được xem là thành trì kiên cố để kết nối các thành viên với nhau, giữ nếp nhà, cũng là gìn giữ hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia.

Giữ thành trì gia đình, nuôi hạnh phúc - Ảnh 1.

Bữa cơm tối là lúc cả nhà họp mặt sau một ngày làm việc, học tập - Ảnh: N.C.THÀNH

Ngày nào cũng vậy, dù 17h mới tan làm nhưng chị Giang Hạnh (TP Thủ Đức, TP.HCM) luôn tranh thủ ghé đón con rồi chạy về nhà sớm nhất có thể để nấu bữa tối. "Ba mẹ đi làm, con đi học, chỉ có duy nhất bữa cơm tối là ăn cùng nhau nên dù hơi vất vả nhưng cả nhà vẫn duy trì bữa cơm tối bao năm qua" - chị Hạnh khoe.

Cuối tuần nghỉ ngơi, ngừng nấu một bữa, cả nhà chở nhau đi ăn tối bên ngoài, vừa ăn vừa nói chuyện. Điều nho nhỏ vậy mà âm thầm kéo cha mẹ và con lại gần nhau hơn.

-Anh QUANG LÂM (quận 10, TP.HCM)-

Bên mâm cơm nhà

Bữa cơm tối ấy có khi kịp chuẩn bị sẽ có các món canh, mặn, xào đầy đủ. Hôm nào quá kẹt công việc, chị Hạnh ghé mua cơm tấm hay một món nào đó về cho cả nhà. "Quan trọng là giữ cam kết ngồi ăn cùng nhau ít nhất một bữa trong ngày. Đó không chỉ là bữa ăn mà để họp mặt gia đình sau một ngày bôn ba ngoài đường" - chị Hạnh cười.

Buổi "họp mặt" ấy của gia đình chị Hạnh sẽ chỉ có tiếng cười, câu chuyện giữa cha mẹ và con về việc học ở trường, hỏi con ăn trưa món gì trong bữa cơm bán trú, lớp có chuyện gì vui không, con đi học có trục trặc gì không. Ấy cũng là cam kết của hai vợ chồng, tuyệt nhiên không mang công việc hay những việc không vui về nhà "đè" lên bữa cơm tối.

Nhà anh Quang Lâm (quận 10, TP.HCM) cũng giữ nếp ăn bữa tối cùng nhau. Công việc của hai vợ chồng khá linh động thời gian nên hôm nào ai về sớm trước sẽ là người nấu bữa tối cho cả nhà. Anh chị sẽ nhắn tin với nhau để biết sẽ ăn gì rồi cứ thế mà làm.

Tay nghề nấu ăn của anh Lâm cũng khá nên anh thường ra thực đơn hằng ngày. Có khi anh mua sẵn thực phẩm, sơ chế trước rồi chiều về nấu. Cũng có lúc anh ra thực đơn rồi nhắn vợ mua về để sẵn, tối về anh sẽ nấu. "Công

việc của tôi có thể sắp xếp được thời gian nên tôi hay về trước tranh thủ nấu ăn. Nhà tôi ghé đón con tan trường. Hai mẹ con về tới nhà thì cơm canh cũng gần hoàn tất, chỉ cần cả nhà tắm rửa xong là bữa tối đã sẵn sàng" - anh Lâm nói.

Làm bạn cùng con

Kể câu chuyện gần một năm trước, chị Thanh Loan (quận 1, TP.HCM) nói vẫn còn nguyên cảm giác choáng khi cô chủ nhiệm gọi điện mời lên gặp. Số là cậu con trai chị lúc ấy đang học lớp 8 bị phát hiện sử dụng thuốc lá điện tử. Vừa giận vừa bất ngờ, song bình tâm lại, chị còn bối rối vì chưa biết nói chuyện với con thế nào. Không thể giấu chồng, chị phải kể hết sự thật với anh.

Ăn tối xong, cả nhà cùng ngồi lại nói chuyện. Vì tò mò, cậu con trai cầm xem và có đưa lên mũi cây thuốc lá điện tử, đúng lúc có mấy bạn học sinh đi qua nhìn thấy và báo lại với giám thị, cậu bị viết tường trình và mời phụ huynh vào làm việc.

Hai vợ chồng thay nhau phân tích cho con nhận ra hành vi đó sai thế nào với một học sinh. Cậu con trai hứa không tái phạm và gần hết học kỳ I năm nay anh chị chưa nghe phản ảnh về con trai dù trong lớp có một vài bạn khác có dùng thuốc lá điện tử. "Chúng tôi chọn cách nói chuyện chứ không la con, nói để con hiểu và nhiều vụ việc ở trường cháu sẽ chủ động kể khi về nhà" - chị Loan cho biết.

Nhưng đúng là không dễ làm bạn cùng con và không phải cha mẹ nào cũng dành đủ thời gian cho con. Mà cuộc tất bật mưu sinh là một trong những rào cản lớn. Nhìn từ góc độ giáo dục, thạc sĩ Lê Trường An (nghiên cứu sinh ĐH Suranaree, Thái Lan) cho rằng gia đình cần tôn trọng lẫn nhau. Con cái tôn trọng bố mẹ, và ở chiều ngược lại, bố mẹ cũng cần tôn trọng con và biết lắng nghe, hiểu, chấp nhận những khác biệt và lựa chọn của con.

Thực tế có những người lấy quyền làm cha mẹ để buộc con phải theo ý mình, trong khi thực tế có thể đứa trẻ sẽ vâng lời trước mặt nhưng sau lưng lại chưa chắc. Thạc sĩ Lê Trường An phân tích: "Con cái biết tôn trọng và chia sẻ, bố mẹ có trách nhiệm lo lắng và chăm sóc khi con còn nhỏ, rồi định hướng khi con vào tuổi trưởng thành. Trên nói dưới nghe và dưới nói trên lắng nghe trong tinh thần hiểu, thương, chia sẻ chứ không phải áp đặt"

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/giu-thanh-tri-gia-dinh-nuoi-hanh-phuc-202211300923088.htm 

  • Từ khóa

Chốt đơn thành niềm vui, săn sale món rẻ rồi bỏ xó

Thời buổi khó khăn, nhiều bạn trẻ than vãn thu nhập giảm sút nhưng vẫn chăm chỉ săn hàng giảm giá vì nhiều nguyên nhân, trong đó có chốt đơn làm niềm...
09:19 - 11/05/2024
49 lượt xem

Nữ sinh viên năm 2 kiếm hơn 100 triệu đồng/tháng bằng cách nào?

Dù mới học năm thứ 2, nhưng Lê Thị Minh Tuyết (quê ở tỉnh Vĩnh Phúc), sinh viên Trường CĐ FPT (TP.Hà Nội) đã kiếm được hơn 100 triệu đồng mỗi tháng.
16:30 - 10/05/2024
452 lượt xem

Góp sức trẻ xây dựng đô thị thông minh

Phát triển đô thị thông minh là một trong những mục tiêu quan trọng của tỉnh giai đoạn 2021-2030. Để góp phần thực hiện mục tiêu này, tổ chức đoàn các cấp...
15:25 - 10/05/2024
470 lượt xem

Mở mạng là gặp 'bẫy lừa': Tìm 'của lạ' và cái kết…

Nhiều trường hợp bị "bẫy lừa" với số tiền lớn chỉ vì tin tưởng vào những lời chèo kéo tham gia tìm "của lạ" tại các hội, nhóm trên Telegram, Facebook,...
11:11 - 10/05/2024
594 lượt xem

Ăn khoai cả tháng vì trả lãi ngân hàng mua chung cư

Để thôi cảnh sống trọ nhà người, nhiều bạn trẻ quyết tâm phải mua được nhà. Đánh đổi cho giấc mơ an cư là biết bao áp lực, ngột ngạt, trả lãi ngân hàng,...
11:21 - 10/05/2024
557 lượt xem