9
/
134154
10 điều cần biết về chứng rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên
10-dieu-can-biet-ve-chung-roi-loan-an-uong-o-thanh-thieu-nien
news

10 điều cần biết về chứng rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên

Thứ 2, 12/09/2022 | 12:22:00
2,112 lượt xem

Chứng rối loạn ăn uống đang dần trở nên phổ biến đối với thanh thiếu niên. Nhận thức sớm được các triệu chứng sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn.

Có rất ít người thực sự tìm hiểu và trang bị đầy đủ kiến thức về chứng rối loạn ăn uống. Khi thanh thiếu niên mắc chứng bệnh này, đa phần mọi người sẽ nghĩ đó là sự biếng ăn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp không phải vậy.

10 điều cần biết về chứng rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên - 1

(Ảnh: Moms).

Trang Healthline định nghĩa rối loạn ăn uống là tình trạng sức khỏe tâm thần phức tạp, thường cần đến sự can thiệp của các chuyên gia y tế và tâm lý để điều trị.

Có nhiều loại rối loạn ăn uống:

- Biếng ăn tâm lý: Không ăn hoặc ăn rất ít

- Chứng ăn ói: Lặp lại những đợt ăn uống vô độ sau ói, hoặc tập thể dục quá mức 

- Rối loạn ăn uống vô độ: Ăn quá nhiều thức ăn trong thời gian ngắn

- Hội chứng ăn bậy: Ăn những món không phải thực phẩm.

- Rối loạn nhai lại: Một phần thức ăn đã tiêu hóa sẽ được ợ lên và nhai lại.

- Rối loạn hấp thu thực phẩm do hạn chế: Tình trạng không muốn ăn do đặc tính của thức ăn như mùi, vị, kết cấu hoặc nhiệt độ.

- Rối loạn thanh lọc: Không ăn (nhịn đói) trong một thời gian nhưng vẫn tập thể dục quá nhiều.

- Hội chứng ăn đêm: Thức dậy và ăn uống quá mức vào ban đêm.

- Một số chứng rối loạn ăn uống khác…

Một người có thể mắc nhiều hơn một chứng rối loạn ăn uống cùng một lúc. Có thể tên gọi của các chứng bệnh khác với tên đã đề cập ở trên, nhưng biểu hiện ăn uống rối loạn thường giống nhau.

Mặc dù những triệu chứng rối loạn này xoay quanh vấn đề ăn uống, nhưng thường nguyên nhân không xuất phát từ thức ăn hay loại thực phẩm chúng ta sử dụng, mà là do tâm lý.

1. Vấn đề không chỉ là thức ăn và cân nặng

Theo trang Recovery Warriors, giả sử rối loạn ăn uống chỉ đơn giản là do thức ăn và cân nặng thì ung thư phổi cũng chỉ là ho và có thể được điều trị đơn giản bằng cách kê đơn thuốc giảm ho hoặc sử dụng mật ong.

Cần nhận thức rõ rằng rối loạn ăn uống thường là một triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều, đang diễn ra từ bên trong. Nên chúng ta phải thật sự hiểu được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh chứ không chỉ điều trị triệu chứng.

2. Không bao giờ kết thúc

Nếu ai đó muốn cai rượu, họ có thể tránh xa rượu bia. Nếu ai đó muốn cai nghiện cờ bạc, họ có thể tránh xa cờ bạc. Nhưng nếu một thanh thiếu niên bị rối loạn ăn uống thì họ không thể tránh xa đồ ăn. Thức ăn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và luôn có ở xung quanh. Đây là một cuộc đấu tranh không ngừng.

3. Không phán xét những gì người khác ăn

Những thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ăn uống không quan tâm nhiều đến vậy. Họ không có thời gian để đánh giá về những gì người khác ăn hay cân nặng của họ. Nhưng họ sẽ có xu hướng tự khắc nghiệt với bản thân, nên chúng ta cần bày tỏ sự đồng cảm để người bệnh có thể vượt qua hội chứng này.

4. Xin đừng xem tôi ăn

Theo Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia Mỹ (NEDA), việc phải ăn uống ở nơi công cộng có thể làm tăng mức độ nhạy cảm và lo lắng ở thanh thiếu niên mắc hội chứng này. Chỉ là một bữa ăn nhẹ cũng là một thách thức với những người mắc chứng rối loạn ăn uống. Cần rất nhiều năng lượng tinh thần để làm dịu đi các lời phán xét như "Bạn không nên ăn món đó", "Món đó có quá nhiều calo",... từ những người xung quanh.

Tình trạng rối loạn ăn uống thậm chí còn tệ hơn khi người bệnh lo lắng thêm về cách người khác quan sát mình. Những người mắc bất kỳ dạng rối loạn ăn uống nào đều cảm thấy như thể bản thân liên tục bị đánh giá tiêu cực bởi loại đồ ăn và lượng thức ăn trên đĩa của họ.

5. Không bình luận

Nếu một người mắc chứng rối loạn ăn uống, ăn quá nhiều hoặc biếng ăn, nhận xét về những gì họ ăn hoặc không ăn chỉ có thể khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

6. Đừng bình luận về cân nặng của thanh thiếu niên

Những nhận xét liên quan đến cân nặng có thể gây kích động mạnh cho người bệnh. Ví dụ, đối với những người đang hồi phục sau chứng rối loạn ăn uống, những bình luận liên quan đến cân nặng có thể khiến họ vô cùng kích động và làm nghiêm trọng thêm trình trạng rối loạn hoặc gây tái phát.

7. Đừng so sánh thanh thiếu niên với bất kỳ ai khác bị rối loạn ăn uống

Những người mắc chứng rối loạn ăn uống có xu hướng so sánh mình với người khác theo một cách tiêu cực. Việc bị đem ra so sánh có thể khiến thanh thiếu niên đang mắc chứng rối loạn ăn uống bị căng thẳng.

8. Đừng cho rằng rối loạn ăn uống cũng giống với ăn kiêng

So sánh chứng rối loạn ăn uống với chế độ ăn kiêng không chỉ thiếu hiểu biết mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Rất nhiều người mắc chứng rối loạn ăn uống bắt nguồn từ niềm tin rằng khi chứng kiến cân nặng bản thân giảm đi mỗi ngày sẽ khiến cuộc sống của họ trở nên hạnh phúc hơn.

Những người ăn kiêng để kiểm soát vóc dáng là theo chế độ. Còn rối loạn ăn uống là một tình trạng sức khỏe tâm thần, không phải là một chế độ ăn kiêng.

9. Người bình thường khó có thể giúp cho những người bị rối loạn ăn uống

Chỉ người mắc chứng rối loạn ăn uống mới có thể thực hiện các bước để chữa trị chứng rối loạn ăn uống đúng cách. Khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

10. Thanh thiếu niên cần sự ủng hộ từ cha mẹ

Khi một người đang trong giai đoạn rối loạn ăn uống, họ thường có xu hướng tự cô lập bản thân. Ngoài ra, cần chú ý rằng, mặc dù một người bệnh nào đó đã được hồi phục, nhưng họ có thể không hoàn toàn như vậy, vẫn có thể tái phát nếu tâm lý bất ổn. Vì vậy, quá trình điều trị cần sự kết nối, tình yêu và sự hỗ trợ đặc biệt là từ gia đình.

Theo Minh Hiếu/ Dân trí

https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/10-dieu-can-biet-ve-chung-roi-loan-an-uong-o-thanh-thieu-nien-20220912075402478.htm 

  • Từ khóa

Quá hãi chuyện nhiều người trẻ chỉ ngủ 3 - 4 tiếng đồng hồ/ngày

Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng họ chỉ ngủ 3 - 4 tiếng đồng hồ/ngày vì áp lực công việc, học tập, sợ bỏ lỡ khi tham gia các hoạt động...
19:27 - 01/11/2024
243 lượt xem

Nữ quân nhân Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ hòa bình tại Abyei

Các nữ quân nhân Việt Nam làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại khu vực Abyei (UNISFA) đã có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của mình tại lễ kỷ niệm 24 năm nghị...
14:59 - 01/11/2024
334 lượt xem

Đi làm mỗi ngày nhưng thật ra là... thất nghiệp

Nhiều bạn trẻ khi thất nghiệp rơi vào trạng thái không biết phải làm gì tiếp theo, nhưng lại không dám ở nhà vì sợ gia đình lo lắng.
12:29 - 01/11/2024
376 lượt xem

Chàng trai 22 tuổi khởi nghiệp với dịch vụ cho thuê máy tính ảo

Với sức trẻ sáng tạo, đam mê công nghệ, Đỗ Duy Hoàng (22 tuổi) mạnh dạn phát triển dịch vụ cho thuê máy tính ảo. Startup của Hoàng là Thinkmay, cung cấp...
10:30 - 01/11/2024
449 lượt xem

Tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn

Tại tọa đàm 'Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn trong khu vực trường học', Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: "Sinh hoạt chi đoàn có vai trò...
08:29 - 01/11/2024
496 lượt xem