9
/
122845
Nỗi buồn ngày Tết của những bạn trẻ… hết tuổi nhận lì xì
noi-buon-ngay-tet-cua-nhung-ban-tre-het-tuoi-nhan-li-xi
news

Nỗi buồn ngày Tết của những bạn trẻ… hết tuổi nhận lì xì

Thứ 3, 11/01/2022 | 12:52:00
3,610 lượt xem

Khi bạn hết tuổi nhận lì xì thì cũng là lúc bạn bắt đầu tập trưởng thành với những đổi thay đầu tiên trong dịp Tết.

Càng cận Tết dường như lại càng đến gần một nỗi niềm thầm kín khó tỏ bày của cánh sinh viên đại học, đặc biệt là năm cuối - những bạn trẻ chưa phải "người lớn" vì chưa bước chân ra ngoài xã hội, chưa có một công việc để tạo ra thu nhập nhưng cũng chẳng còn nhỏ để vẫn được nhận lì xì.

Và đó là "một câu chuyện buồn" bởi lúc chuẩn bị ra trường, có thể tự lập kiếm một chút về kinh tế cũng là lúc người trẻ mất đi những "đặc quyền" nhận lì xì từ người lớn, ông bà cha mẹ, cô bác họ hàng mỗi năm. Thay vào đó lại còn là áp lực tết này phải lì xì đám em nhỏ, báo hiếu bố mẹ, ông bà. Nhiều người gọi vui đó là "cái giá của sự trưởng thành". 

Một bạn sinh viên năm cuối chia sẻ về "nỗi khổ của mình khi mới đi thực tập được vài tháng, cũng có tí tẹo lương nhưng mất hết "đặc quyền" của con nít trong nhà:

"Vừa nhắc đến Tết là các cô em trong nhóm chat gia đình nửa đùa nửa thật là giờ em đi làm rồi, năm nay nghỉ nhận tiền lì xì, không những thế còn phải lì xì cho các em trong họ".

Đây có thể là áp lực vô hình với các bạn trẻ ở tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa bước vào thế giới của những người trưởng thành với việc tạo ra thu nhập và cả những áp lực lo toan. Lì xì có thể thôi đành không được nhận, nhưng đi lì xì người khác thì họ lại chưa đủ sức. Nhiều bạn trẻ vất vả ở thành phố tăng ca, tranh thủ làm thêm lương ba cọc ba đồng nhưng bà con cô bác ở quê lại nghĩ nó lên thành phố học hành, đi làm chắc kiếm được nhiều lắm, ra dáng người lớn rồi, Tết này lì xì cho các em được rồi... khiến các bạn trẻ đau đầu.

"Em không phải không muốn lì xì mọi người, nhưng em nghĩ việc làm đó sẽ chỉ mang lại sự vui vẻ khi kinh tế của em vững vàng, chứ chẳng nhẽ cứ đi làm là phải lì xì cho người khác sao?", bạn sinh viên bày tỏ. 

Đây không phải lần đầu tiên vấn đề lì xì dịp Tết được nhắc tới và đưa ra bàn luận. Thế nhưng cứ mỗi dịp Tết đến vấn đề này lại gây nhiều tranh cãi. Từ một phong tục đẹp trong ngày Tết, với mong muốn chúc may mắn, một năm rủng rỉnh tiền bạc, lì xì ngày nay bỗng trở thành gánh nặng kinh tế, câu chuyện khó nói trong dịp đầu năm. 

Nỗi buồn ngày Tết của những bạn trẻ… hết tuổi nhận lì xì - 1

Lì xì đầu năm luôn là vấn đề nhận nhiều tranh cãi mỗi dịp Tết đến (Ảnh minh họa). 

Cùng chung cảnh ngộ "cháy túi" sau Tết vì lì xì, bạn Phạm Thị Như Quỳnh chia sẻ trên một diễn đàn: "Lì xì "bay" gần cả tháng lương, lì xì ít thì bị nói, bị chê mà lì xì nhiều thì tháng sau hết tiền ăn mất". 

Bạn Túy Minh lại cho rằng tiền cho cha cho mẹ người nuôi ăn học, còn lì xì tự nguyện lấy hên đầu năm làm gì có chuyện bắt buộc. Người lớn càng phải biết ý và đừng hỏi chuyện lì xì, cho dù đó là câu nói đùa nhưng cũng sẽ khiến cho người trẻ mới ra làm kinh tế cảm thấy khó nghĩ. 

"Đầu năm lì xì 10.000 - 20.000 lộc lá thôi, chứ mới đi làm tiền đâu ra mà lì xì nhiều, thân mình thì chưa lo xong, vậy nên đừng áp lực quá. Năm nay dịch Covid-19 phức tạp có việc làm là may rồi chứ mà thất nghiệp thì muốn lì xì cũng chẳng có", bạn Thu Đào bình luận. 

Tài khoản Hạnh Hoa viết: "Anh em cô bác họ hàng trong nhà mình thì mình không nói đến, nhưng mà mình đi làm rồi thì sẽ chủ động lì xì ông bà hai bên nội ngoại và bố mẹ. Còn các em và các cháu trong nhà thì sẽ bỏ bao lì xì 10.000 gọi là lộc đầu năm thôi. Ăn Tết văn minh các bạn ạ, lì xì để lấy hên chứ không phải để làm kinh tế đâu". 

Thế nhưng có vẻ như công cuộc "lì xì lấy may" không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, nhiều bạn trẻ rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi các em, các cháu bóc lì xì ngay trước mặt và bĩu môi chê ít.

Bạn Lê Quỳnh Mai bày tỏ: "Lì xì là mang lộc về cho bản thân mình nữa đấy. Có sao mừng vậy, 10.000 - 20.000 đều được. Chả hiểu sao nhiều người nặng nề thế chứ nhà tôi ở Hà Nội, họ hàng vẫn mừng bọn trẻ con 20.000 đó thôi, tôi vẫn mừng trẻ con 20.000, chẳng đứa nào chê, tụi nó nhận vẫn sướng tít mắt". 

Bạn Lê Đình Thế Hoàng Đơn chia sẻ một mẹo mà các bạn trẻ chưa vững kinh tế có thể áp dụng để giúp cho tục lì xì đầu năm trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ: "Mình mua 10 cái bao lì xì để 1.000 - 2.000 - 5.000 - 10.000 - 20.000 - 50.000 chia đều ra và cho mọi người trong nhà bốc thăm.

Nhà mình năm nào cũng chơi cái trò bốc thăm này, ai nhận được bao nhiêu thì nhận, vui vẻ là chính thôi, đồng thời mình cũng lì xì cho ai mà trong những năm qua họ tốt với mình, có thể là các cô chú, cậu mợ, các bác hay hỏi han gửi đồ ăn cho mình. Một năm chỉ có một dịp mọi người cũng không nên đặt nặng vấn đề. Nếu thấy vui vẻ mọi việc đều an nhiên". 

Trong khi đó, nhiều bạn trẻ cũng có tinh thần, lối suy nghĩ khá thoải mái khi nhắc tới chuyện lì xì dịp Tết. Nhiều cư dân mạng cho rằng lì xì để lấy lộc đầu năm, có ít thì bỏ ít, các cô chú trong họ hàng cũng không bắt buộc con cháu lì xì cho họ. Chỉ cần lì xì cho các em nhỏ trong nhà vui vẻ là được.

"Nhà nào căng thì có 10-15 đứa trẻ con, tính 10.000/ bé thì cũng chỉ mất tầm khoảng 150.000, bớt vài cốc trà sữa là có niềm vui cho tụi nó. Xởi lởi thì trời cho các bạn ơi", "Nói chung cũng chẳng ai bắt phải lì xì số tiền lớn đâu, cứ vui vẻ mà mua vui cho mình và cho người, tết mà, thoải mái xíu cho cả năm suôn sẻ", "Lì xì bảo nhiều thì không nhiều , bảo ít cũng không ít, hãy thể hiện mình là thế hệ sau đã bắt đầu trưởng thành, biết lo lắng thay bố mẹ một số công việc, chứ vẫn tính muốn được nhận lì xì thì chưa lớn được" - nhiều bạn trẻ bày tỏ quan điểm rất đáng học hỏi về câu chuyện lì xì đầu năm.

Theo Ngọc Linh/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/noi-buon-ngay-tet-cua-nhung-ban-tre-het-tuoi-nhan-li-xi-20220111001031453.htm

  • Từ khóa

Làm gì để tránh bị ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng?

Theo Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, đặc trưng thời tiết của mùa nắng nóng là nhiệt độ cùng độ ẩm cao, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, dẫn đến thức ăn...
10:59 - 29/03/2024
45 lượt xem

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: 'Ai được giao nhiều việc là người đó có năng lực'

Trao đổi với các đoàn viên, thanh niên cơ quan T.Ư Đoàn, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho rằng, ai đang được lãnh đạo đơn vị giao nhiều việc,...
08:26 - 29/03/2024
116 lượt xem

Từng thủ khoa đầu vào Trường ĐH Ngoại thương, bỏ thành phố về quê trồng rau

Từng là thủ khoa đầu vào cùng tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM nhưng Nguyễn Quỳnh Châu bỏ hết lại phía sau, trở về quê khởi...
14:59 - 28/03/2024
564 lượt xem

Làm thêm không quá 20 giờ/tuần, học sinh, sinh viên nói gì?

Đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được làm thêm (15 tuổi trở lên) nhưng không quá 20 giờ/tuần của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thu...
10:20 - 28/03/2024
636 lượt xem

Phát động cuộc thi Robocon về chiến dịch Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ trên không

Các sự kiện lịch sử được sử dụng trong cuộc thi Robocon năm 2024 gồm sự kiện chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm...
07:28 - 28/03/2024
730 lượt xem