11
/
82789
Thị phần Sách giáo khoa lớp 1 mới: Cuộc cạnh tranh “quy ước”?
thi-phan-sach-giao-khoa-lop-1-moi-cuoc-canh-tranh-quy-uoc
news

Thị phần Sách giáo khoa lớp 1 mới: Cuộc cạnh tranh “quy ước”?

Thứ 3, 26/11/2019 | 09:34:45
790 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố chính thức kết quả thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, 32 cuốn sách được thông qua, song có tới 24 cuốn là của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục). Với số lượng chiếm 2/3 tổng số các cuốn sách của NXB Giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng, có thể tạo ra một bức tranh về cạnh tranh theo kiểu “quy ước”, thiếu quyết liệt trên tổng thể.

Từ năm 2020 sách giáo khoa lớp 1 của từng địa phương sẽ khác nhau theo lựa chọn của UBND tỉnh, thành phố. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Từ năm 2020 sách giáo khoa lớp 1 của từng địa phương sẽ khác nhau theo lựa chọn của UBND tỉnh, thành phố. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Lo ngại NXB không có quyền quyết định giá sách

Trong buổi công bố kết quả thẩm định SGK, Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GDĐT) Thái Văn Tài cho biết, bộ đã tiếp nhận 49 bản thảo ở 9 môn học. Kết quả sau 2 vòng thẩm định, 38 bản thảo được hội đồng thẩm định quốc gia đánh giá đạt.

Nói về việc UBND cấp tỉnh sẽ được quyền chủ động lựa chọn SGK, ông Tài cho biết: “Việc lựa chọn các cuốn sách được thực hiện theo từng môn chứ không bắt buộc phải lựa chọn theo từng bộ”. Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện các NXB đều cho biết, chưa thể khẳng định giá sách sẽ như thế nào bởi nhiều yếu tố.

SGK hiện hành được bán dưới giá thành trong thời gian dài nên có giá thấp hơn nhiều so với các sách khác. Ông Lê Thanh Hà - Giám đốc NXB Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh - cho biết: “Giá sách vẫn là vấn đề nhạy cảm và đến lúc này chưa NXB nào xác định được giá vì chưa có hạch toán nên chưa thể nói giá sách có tăng hay không”.

Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng Biên tập NXB Giáo dục Việt Nam - cho biết: “Ở thời điểm này, NXB Giáo dục chưa có đủ dữ kiện để xây dựng giá SGK mới, song phương châm của NXB Giáo dục là xây dựng giá phù hợp nhất đảm bảo tính phục vụ cho người học. Bên cạnh đó, tại các vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn, NXB Giáo dục sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình tặng sách cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, con em các gia đình chính sách, tặng sách cho các thư viện trường học”.

Giá sách mới sẽ như thế nào? Có đắt đỏ hơn hiện tại hay không khi sự cạnh tranh đang bắt đầu khai mở để phá vỡ con đường độc đạo độc quyền? Ông Lê Thanh Hà thẳng thắn bày tỏ lo ngại: “Các vấn đề này hiện nay Bộ GDĐT vẫn đang thảo thông tư hướng dẫn, chưa có sự bàn bạc thống nhất ý kiến giữa các NXB, trong đó, có cả 3 NXB cũng chưa biết sẽ thực hiện bán sách với giá bao nhiêu. Bản thân cả 3 NXB cũng chưa báo giá cho nhau biết. Giá là một trong những yếu tố để cạnh tranh, nếu công bố sớm rất có thể có những cạnh tranh không lành mạnh. Đó là chưa kể NXB Giáo dục Việt Nam là “đại gia” trong làng xuất bản, một mình NXB Giáo dục Việt Nam chiếm 70%. Trong khi 58 NXB còn lại chỉ còn 30%, đó là sự chênh lệch khác biệt. Hiện nay có cơ chế quyết định giá của Bộ Tài chính kiểm soát rất chặt. Còn theo Luật Xuất bản năm 2012 thì giá sách do giám đốc NXB quyết định. Cơ chế thị trường, giá là yếu tố để cạnh tranh, bán đắt quá không ai mua thì sẽ chết. Bán rẻ quá lỗ thì cũng chết. Nhưng tôi e là qua sự kiện công bố bộ SGK mới hôm vừa rồi thì chưa chắc giám đốc NXB đã được quyền mặc dù văn bản luật là cao nhất”.

Từ năm 2020 sách giáo khoa lớp 1 của từng địa phương sẽ khác nhau theo lựa chọn của UBND tỉnh, thành phố. Ảnh: HẢI NGUYỄNTừ năm 2020 sách giáo khoa lớp 1 của từng địa phương sẽ khác nhau theo lựa chọn của UBND tỉnh, thành phố. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Sách tốt, chi phí cao, bài toán kinh doanh đã rõ?

Trên thực tế, giá SGK phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu như trước đây có sự hỗ trợ toàn diện của nhà nước, với chất lượng sản phẩm vừa phải, lại phát hành độc quyền, giá SGK được cho là tương đối đáp ứng so với mức thu nhập bình quân của người dân. Thế nhưng, trong bối cảnh mới, việc đầu tư vào SGK mất nhiều chi phí, diễn biến giá sách có thể dự đoán được thông qua mức độ đầu tư của các NXB.

Ông Lê Thanh Hà cho biết: “NXB làm SGK rất tốn kém. Có thể liệt kê ra như công sức lớn hơn, chi phí lớn hơn. Chưa kể lúc này 5 - 6 nhóm tác giả viết sách, tiền thù lao gấp 10 - 20 lần so với trước. Cho nên bài toán giá hiện nay thực sự là vấn đề rất phức tạp”.

Thế nhưng, bù lại, đại diện các NXB đều khẳng định chất lượng sách sẽ tốt hơn hẳn so với sách cũ. Ông Lê Thanh Hà so sánh: “SGK bây giờ được thiết kế trên giấy tốt, không kém sách nước ngoài. Thậm chí khi tôi so sánh với sách của Đài Loan, sách của Singapore, có vẻ như sách của mình còn lấn lướt hơn. Nhưng đây là tôi so sánh bản mẫu với sách của họ. Còn in thật đại trà thì cũng phải cân nhắc vì nếu in theo bản mẫu như vậy thì chi phí tốn kém. Thứ hai bản mẫu in trên máy kỹ thuật số, với số lượng ít, công nghệ in mới offset 4 màu rất đẹp. Về độ bền cơ học thì sách mới tốt hơn sách cũ vài lần vì sử dụng giấy tốt, in đẹp, công nghệ đóng xén cao hơn. Tóm lại hơn toàn diện. Hy vọng với sản phẩm đẹp sẽ được người sử dụng giữ gìn cẩn thận hơn”.

Thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, tháng 3.2020 các địa phương phải lựa chọn xong danh mục SGK. Khoảng thời gian từ tháng 3 đến trước tháng 9, có đủ để các NXB thực hiện in ấn và phát hành đáp ứng đầy đủ, đúng thời điểm cho các địa phương hay không? Trước vấn đề đặt ra nếu địa phương nào đó, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chỉ lựa chọn một số lượng rất ít (ví dụ chỉ lấy 1 cuốn) của NXB liệu có khiến phương án phát hành bị ảnh hưởng không? NXB sẽ đối mặt như thế nào với bài toán kinh doanh khi ấy? Phó Giám đốc NXB Giáo dục Nguyễn Văn Tùng khẳng định: “Chúng tôi đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ SGK, thiết bị giáo dục đến tất cả các vùng miền trong cả nước trước ngày khai giảng năm học 2020 - 2021 - năm học đầu tiên triển khai áp dụng SGK mới”.

Tuy nhiên, như nhận định của ông Lê Thanh Hà, NXB Giáo dục vốn là “đại gia” trong làng xuất bản, lại đã có một hệ thống phát hành truyền thống, với tiềm lực như vậy, không khó khăn gì để đạt vượt qua những khó khăn. Thế nhưng, với các NXB tiềm lực yếu hơn, để giải quyết bài toán ấy không phải vấn đề đơn giản.

Trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về việc NXB Giáo dục Việt Nam chiếm tới 2/3 số lượng sách được phê duyệt thì khả năng thao túng thị trường, làm giảm cạnh tranh sẽ khiến giá sách giáo khoa tăng cao? PGS-TS Nguyễn Văn Tùng cho biết: Thị phần SGK của NXB Giáo dục sẽ như thế nào phụ thuộc sự lựa chọn của các địa phương. Tôi cho rằng, việc có nhiều bộ SGK của nhiều NXB cùng phát hành đồng nghĩa với việc các NXB đều phải nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng, hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho giáo viên, học sinh trong việc khai thác và sử dụng SGK. Trong bối cảnh mới có nhiều NXB cùng xuất bản SGK, chúng tôi chủ trương càng phải phát huy tốt hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó.

Theo Đức Thành - Huyên Nguyễn/Lao động

https://laodong.vn/giao-duc/thi-phan-sach-giao-khoa-lop-1-moi-cuoc-canh-tranh-quy-uoc-768101.ldo

  • Từ khóa

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
108 lượt xem

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng,...
09:21 - 12/01/2025
211 lượt xem

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học.
20:55 - 11/01/2025
495 lượt xem

Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ GD&ĐT công bố danh sách cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm đã được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
14:22 - 11/01/2025
561 lượt xem

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
790 lượt xem