240
/
80964
Chợ truyền thống còn nhếch nhác và bất cập
cho-truyen-thong-con-nhech-nhac-va-bat-cap
news

Chợ truyền thống còn nhếch nhác và bất cập

Thứ 2, 21/10/2019 | 11:09:28
1,361 lượt xem

BGTV- Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang tiến hành nhiều kế hoạch liên quan đến việc phát triển, quy hoạch chợ trên địa bàn, đặc biệt quan tâm tới công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường... Tuy nhiên, tại nhiều khu chợ truyền thống vẫn còn tồn tại không ít bất cập chưa được giải quyết triệt để.

Còn nhiều hạn chế

Tại nhiều vùng nông thôn, miền núi, phần lớn chợ truyền thống đều có cơ sở vật chất rất hạn chế, không gian dành cho các hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm đan xen, lẫn lộn với các mặt hàng khác; hệ thống cấp, thoát nước trong khu vực kinh doanh của các tiểu thương còn tạm bợ, không bảo đảm ATVSTP. Bên cạnh đó, một số cơ sở kinh doanh thực phẩm, hộ tiểu thương chạy theo lợi nhuận, cố tình đưa hàng nhái, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc vào buôn bán. Sự “dễ tính” cùng hiểu biết hạn chế về kiến thức ATVSTP của một bộ phận không nhỏ người dân tại các vùng nông thôn cũng khiến cho các loại thực phẩm, hàng hóa kém chất lượng có “đất sống” và len lỏi trong thời gian dài.

Khu bán thực phẩm tươi sống nhếch nhác tại chợ Chũ - Lục Ngạn

Tại Chợ Chũ (Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn), từ lâu đã là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa chính của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, có thể thấy việc kiểm soát ATVSTP ở chợ truyền thống này còn khá lỏng lẻo. Ngoài cơ sở hạ tầng xuống cấp, lều lán tạm bợ, xập xệ, nền đất ẩm thấp tối tăm, việc bố trí các khu vực kinh doanh ở chợ chưa được bố trí riêng biệt, thiếu khoa học… thì tình trạng thực phẩm được đưa vào các chợ truyền thống vẫn quá dễ dàng mà chưa được kiểm soát chặt chẽ còn phổ biến.

Điều kiện kinh doanh, cơ sở vật chất các chợ truyền thống còn hạn chế

Chị Vi Thị Mến, thôn Bình Nội, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn Bắc Giang chia sẻ: “Ở thành phố có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại thì người dân có nhiều sự lựa chọn, chứ ở các huyện thì vẫn mua hàng chủ yếu qua chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hóa, mà chúng tôi cũng mua theo nhu cầu chú cũng không mấy khi để tâm đến nguồn gốc, hàng thật hay giả, cứ giá rẻ và chỗ hàng quen thì mình chọn thôi…”

Cần sự vào cuộc quyết liệt từ chính quyền

Theo Sở Công Thương, hiện nay nguồn hàng thực phẩm nhập về thành phố và phân bổ đi các huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh bằng nhiều con đường, rất khó kiểm soát toàn bộ. Ngoài ra, tại khu vực các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, đa phần kiến thức về ATVSTP, phân biệt nguồn gốc hàng hóa tiểu thương kinh doanh tại chợ truyền thống còn hạn chế, nhiều người không thể phân biệt được hàng sạch - hàng bẩn hay hàng giả hàng kém chất lượng. 

Thực tế trang bị các thiết bị kiểm thử nhanh hiện nay tại các chợ chỉ mới dừng lại ở việc kiểm thử thực phẩm sử dụng hàn the trong những mặt hàng giò, chả, nem, bún, phở, mì, còn đối với các mặt hàng thực phẩm khác vẫn chưa có thiết bị thử nhanh để đánh giá các chỉ tiêu ATVSTP. Các ban quản lý chợ cũng không kiểm soát được chất lượng hàng hóa bởi các tiểu thương thường lấy lại hàng từ chủ buôn, trong khi lực lượng quản lý chợ không có thiết bị kiểm tra chất lượng hàng hóa. Nếu không có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng ở các khâu, thì việc giám sát xuất xứ hàng hóa về các chợ trên địa bàn tỉnh hầu như bất khả thi.

Để giảm thiểu thực phẩm bẩn vào chợ, kiểm soát nguồn hàng hóa trong những tháng cuối năm rất cần sự vào cuộc tích cực, mạnh mẽ của các cơ quan chức năng. Tại các chợ truyền thống, ban quản lý chợ cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường và các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát hàng hóa trước khi đưa vào chợ, tập trung giám sát các ngành hàng có nguy cơ cao như: thực phẩm chế biến sẵn, hải sản, đồ tươi sống… đồng thời tuyên truyền để người dân, các hộ kinh doanh tuân thủ quy định, khuyến cáo cần thiết trong công tác đảm bảo ATVSTP, yêu cầu hộ tiểu thương ký cam kết và kiên quyết xử lý những trường hợp kinh doanh vi phạm hàng quá hạn sử dụng, nhập lậu, hàng không bảo đảm chất lượng, vi phạm nhãn mác hàng hóa, giá cả. 

Không thể phủ nhận tầm quan trọng, vị trí của chợ truyền thống trong thói quen tiêu dùng của người Việt, do đó cống tác đổi mới, xây dựng hình ảnh văn hóa, nền nếp tại các chợ là điều rất cần thiết, đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của cơ quan quản lý và quy hoạch nhằm mang lại hiệu quả thiết thực đối với đời sống người dân./.

Minh Anh

Miền Bắc đón liên tiếp 2 đợt không khí lạnh đầu tháng 11

Từ ngày 1 - 5.11, miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường, dự báo nhiệt độ giảm sâu, trời chuyển rét.
11:16 - 31/10/2024
644 lượt xem

Hoàn tiền khi tự mua thuốc là giải pháp tình thế

Quy định người bệnh diện BHYT được hoàn tiền khi phải tự mua thuốc, vật tư được đại diện Bộ Y tế cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế trong giai đoạn...
10:03 - 31/10/2024
472 lượt xem

Cơn lốc hàng giá rẻ náo loạn thị trường: Đóng cửa 'sàn chui' được không?

Các sàn thương mại điện tử Temu, Shein, 1688… bán hàng công khai, hưởng đơn hàng giá trị thấp không đóng thuế, không chỉ "bóp" sản xuất trong nước mà còn...
07:59 - 31/10/2024
553 lượt xem

Miền Bắc đón đợt rét diện rộng đầu tiên, nền nhiệt giảm 10 độ C

Từ ngày 5.11, miền Bắc sẽ chuyển rét do chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh từ phía bắc.
10:52 - 30/10/2024
1,097 lượt xem

'Vỡ mộng' với sàn Temu

Sau một thời gian hào hứng ban đầu, nhiều người tiêu dùng Việt bắt đầu bày tỏ thất vọng về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng... sau...
10:49 - 30/10/2024
1,062 lượt xem