4
/
79279
Ô tô nhập giá chưa đến 100 triệu đồng, xe nội trước tình thế sống còn
o-to-nhap-gia-chua-den-100-trieu-dong-xe-noi-truoc-tinh-the-song-con
news

Ô tô nhập giá chưa đến 100 triệu đồng, xe nội trước tình thế sống còn

Thứ 2, 16/09/2019 | 09:09:42
790 lượt xem

Giá nhập khẩu ô tô trung bình đang có xu hướng giảm. Với khu vực ASEAN, chỉ ở mức hơn 4.000 USD/xe. Không lo tăng thuế, xe nhập sẵn sàng hạ giá đấu xe nội.

>>Ô tô nội được "biệt đãi" thuế phí, người Việt bao giờ được mua xe rẻ?
>>Ô tô nội lép vế trước xe ngoại, vì đâu?

Xe nhập tràn về giá rẻ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng số ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 8/2019 tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái với 96.000 chiếc, trị giá đạt 2,1 tỷ USD, tăng 229% về lượng và tăng 205,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Con số này đã vượt qua kim ngạch nhập khẩu ô tô cả năm 2018 với 81.787 chiếc.

ASEAN là khu vực Việt Nam nhập khẩu ô tô nhiều nhất, chiếm tới 88,8% tổng lượng ô tô nhập khẩu. Đặc biệt, giá nhập khẩu trung bình ô tô các loại hiện nay đều có xu hướng giảm, chỉ ở mức hơn 4.000 USD/xe.

Ô tô nhập giá chưa đến 100 triệu đồng, xe nội trước tình thế sống còn - 1

Giá xe nhập khẩu trung bình ô tô các loại từ ASEAN chỉ hơn 4.000 USD/xe, chưa thuế.

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, nhập siêu ngành ô tô năm 2019 dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục với hơn 3,4 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu ô tô sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Nhập siêu tăng cao, sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại và ngành sản xuất ô tô trong nước.

Trên cơ sở dự báo, Cục Công nghiệp kiến nghị việc sớm ban hành các chính sách mới tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh công nghiệp ô tô; đồng thời nghiên cứu sửa đổi áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo hướng không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước, với thời hạn của chính sách là từ 5-10 năm.

Theo các DN, nếu áp dụng "giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ôtô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước" thì chắc chắn các dòng xe lắp ráp sẽ có điều kiện để giảm giá.

Hiện tại ô tô sản xuất lắp ráp trong nước có dung tích xi lanh chủ yếu từ 2.500cm3 trở xuống. Trong khi đó, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô có dung tích xi lanh từ 2.000-2.500cm3 là 50%, từ 1.500-2.000cm3 là 40% và dưới 1.500cm3 là 35%. Theo tính toán, với tỉ lệ nội địa hóa 10%, một chiếc xe sản xuất trong nước sẽ giảm giá được khoảng 5%; tỷ lệ nội địa hóa 20%, mỗi chiếc xe có mức giảm giá là 10-12%.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương còn kiến nghị điều chỉnh “nâng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số dòng xe áp dụng ở mức hợp lý”. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đề xuất tăng lên bao nhiêu, với những dòng xe nào,... đến nay chưa có gì cụ thể. Nếu kiến nghị này thành hiện thực thì giá ô tô nhập khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Xe trong nước yếu thế

Tuy nhiên, giá ô tô trong nước cũng có thể tăng theo, cho dù được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với phần linh kiện mua trong nước, tất nhiên mức tăng không lớn như xe nhập khẩu.

Lấy ví dụ dòng xe nhỏ, có dung tích xi lanh dưới 1.500cm3 hiện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mức 35%, nếu mức thuế chung này được nâng lên 45% thì những xe sản xuất lắp ráp trong nước có tỷ lệ nội địa hóa 10% tính ra sẽ phải chịu mức thuế khoảng 39,5%; với xe có tỷ lệ nội địa hóa 20% thì thuế sẽ tăng lên khoảng 36%. Do thuế chồng thuế, khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng, sẽ kéo theo chi phí nộp thuế giá trị gia tăng, sẽ cộng vào làm tăng giá xe.

Ô tô nhập giá chưa đến 100 triệu đồng, xe nội trước tình thế sống còn - 2

Các hãng xe Thái Lan và Indonesia sẵn sàng hạ giá để nhập khẩu về Việt Nam cạnh tranh với xe trong nước (ảnh minh họa).

Hiện tại hầu hết ô tô sản xuất lắp trong nước có tỷ lệ nội địa hóa từ 10-20%, vì vậy vẫn có thể chịu tác động do thuế tăng. Chỉ những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên mới được hưởng lợi nhiều, giá giảm. Tuy nhiên, để đạt được tỷ lệ nội địa hóa mức 40% trở lên không hề dễ dàng, phải mất nhiều thời gian.

Theo các DN, muốn đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên, nhà sản xuất phải tạo ra được khung xe từ thép tấm, cộng với một loạt các linh kiện khác sản xuất trong nước, khi đó giá xe sẽ giảm khoảng 20%. Còn muốn đạt tỉ lệ nội địa hóa 60%, phải sản xuất cả động cơ xe tại Việt Nam, khi đó giá thành xe sẽ giảm 30%.

Trong khi đó, một DN nhập khẩu ô tô cho biết, việc chênh lệch giá từ 5-10% giữa xe sản xuất trong nước với xe nhập khẩu cũng không phải là khoảng cách quá lớn. Không những thế, nhiều mẫu xe ăn khách hiện không sản xuất lắp ráp trong nước, chỉ có xe nhập khẩu. Giá xe nhập khẩu từ ASEAN hiện đã giảm thấp, bình quân chỉ hơn 4.000 USD/chiếc (chưa có thuế). Thị trường ô tô Thái Lan và Indonesia, 2 nhà xuất khẩu ô tô lớn sang Việt Nam, đang trong giai đoạn tăng trưởng thấp. Vì vậy, các DN sẵn sàng hạ giá để nhập khẩu về Việt Nam cạnh tranh với xe trong nước. Chưa kể xe sản xuất tại Thái Lan, Indonesia có chi phí thấp hơn xe trong nước 20%.

Thời gian tới, giá xe nhập khẩu có thể còn giảm nữa để đối phó với thuế tiêu thụ đặc biệt tăng. Nếu các DN ô tô trong nước không đẩy mạnh tăng nội địa hóa rất khó cạnh tranh với xe nhập khẩu. Chỉ khi nào các mẫu ô tô sản xuất trong nước đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên mới giành được lợi thế.

Theo các DN, muốn công nghiệp ô tô trong nước phát triển, không để mất thị trường cho xe nhập, cần có những chính sách đồng bộ. Chẳng hạn như ưu đãi thuế thu nhập DN, miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ; hỗ trợ tín dụng đầu tư lãi suất thấp... với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ô tô.

Nếu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không phát triển, thị trường sẽ rơi vào tay xe nhập khẩu và từ 2025 trở đi, mỗi năm Việt Nam sẽ phải chi khoảng 12 tỷ USD để nhập khẩu ô tô, đáp ứng nhu cầu trong nước. Cán cân thương mại chắc chắn sẽ thâm hụt lớn.

Theo Trần Thuỷ/VietnamNet

  • Từ khóa

Thủ tướng đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Thủ tướng cho rằng, việc Mỹ sớm dỡ bỏ hạn chế về xuất khẩu công nghệ cao, công nhận nền kinh tế thị trường sẽ tháo gỡ nút thắt để thúc đẩy hợp tác Việt...
18:56 - 27/11/2024
256 lượt xem

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Nhiều quốc gia đầu tư nuôi cá tra để phục vụ nhu cầu nội địa và giảm nhập khẩu, cùng những khó khăn nội tại khiến cá tra Việt Nam đứng trước áp lực không...
17:07 - 27/11/2024
293 lượt xem

Nông dân Tiền Giang tất bật chăm sóc hoa bán tết

Gần 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày này, nông dân Tiền Giang đang tất bật chăm sóc hoa để cung ứng cho thị trường những ngày tết...
15:22 - 27/11/2024
341 lượt xem

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Indonesia, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, có thể sẽ không nhập khẩu gạo vào năm 2025.
13:58 - 27/11/2024
362 lượt xem

Vì sao Chính phủ đặt mục tiêu 2035 'cơ bản hoàn thành' đường sắt tốc độ cao?

Chính phủ đặt mục tiêu 'cơ bản hoàn thành' dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào 2035 do dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đặc biệt lớn, chưa có...
12:26 - 27/11/2024
366 lượt xem