24
/
71230
Tan tác ở Trung Đông, khủng bố IS đổ về Philippines?
tan-tac-o-trung-dong-khung-bo-is-do-ve-philippines
news

Tan tác ở Trung Đông, khủng bố IS đổ về Philippines?

Thứ 2, 11/03/2019 | 14:24:41
636 lượt xem

Tàn quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thua trận ở khu vực Trung Đông đang tìm nơi trú thân mới ở Philippines, theo một phóng sự mới đây của tờ New York Times.

Quân đội Philippines canh gác tại Marawi, thành phố từng bị IS chiếm đóng - Ảnh: EPA 

Đầu tháng 2, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi chiến thắng của Mỹ và đồng minh trước IS tại Trung Đông thì cùng lúc đó, trên khắp các hòn đảo miền nam Philippines, lá cờ đen của IS tiếp tục tung bay.

Cuộc chiến tiếp diễn

Kể từ tháng 1-2019 đến nay, trên hòn đảo Jolo phía nam Philippines đã có 27 vụ đánh bom vào nhà thờ. Quân đội đáp lại với 10.000 quân được triển khai, theo tiết lộ của đại tá Gerry Besana - người phát ngôn Bộ chỉ huy quân sự thành phố Zamboanga.

Một tuần sau vụ đánh bom nhà thờ tại Jolo, cảnh sát địa phương tuyên bố điều tra xong, tất cả là do nhóm phiến quân Abu Sayyaf. Họ bỏ qua một điều cần lưu ý rằng liệu có bao nhiêu nhóm quân giống Abu Sayyaf đã bắt tay với IS.

Các nhóm phiến quân như Abu Sayyaf đã từ lâu phát động các chiến dịch đánh bom và lấy thủ cấp nạn nhân. Những vùng chịu sự ảnh hưởng của nhóm này, kéo dài sang phía Malaysia và Indonesia, được xem là nơi vô pháp vô thiên.

Nhưng ngay cả khi nỗ lực trấn áp quân sự được tăng cường, chính phủ vẫn chưa thừa nhận rằng Philippines đang kẹt trong dòng chảy toàn cầu của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Các quan chức giảm nhẹ tính nghiêm trọng khi tuyên bố rằng bạo lực gây ra do xung đột đơn thuần của các nhóm Hồi giáo hoặc các toán cướp có vũ trang nói chung.

Sidney Jones - giám đốc Viện nghiên cứu chính trị và xung đột tại Jakarta, Indonesia - cho biết chính quyền không đánh giá đúng sức mạnh của IS trong việc lôi kéo người dân tham gia, từ những sinh viên tốt nghiệp đại học cho đến những đứa trẻ phiến quân Abu Sayyaf tận rừng sâu.

Chính quyền không thể phớt lờ

Lãnh thổ chính của IS nằm ở Iraq và Syria từng rộng bằng nước Anh, sau đó thu hẹp nhiều sau bốn năm bị oanh tạc bởi bom đạn từ Mỹ và đồng minh, các chiến binh người Kurd và Shiite. Giờ lãnh thổ của lực lượng khủng bố khét tiếng một thời này chỉ to bằng một ngôi làng nhỏ ở phía đông nam Syria.

Tuy nhiên, theo New York Times, trái với nhận định của phe thắng thế rằng IS sắp bị đánh bại, tổ chức này đã kịp bén rễ ở nơi khác. Tại quần đảo Mindanao phía nam Philippines, vốn từ lâu được xem là thiên đường của phiến quân nổi dậy, IS đã kịp thu nạp đông đảo chiến binh thánh chiến.

"IS rất mạnh" - Motondan Indama, cựu chiến binh nhí trên đảo Basilan, cho biết. Cậu có người anh là Furuji Indama đã thề trung thành với IS. "Tôi không biết tại sao anh họ mình lại tham gia với chúng, nhưng có rất nhiều người khác cũng vậy".

IS bắt đầu tuyển mộ chiến binh rầm rộ lần đầu ở nơi đây vào năm 2016 bằng một cách thức quen thuộc: video tuyên truyền. Các quan chức tình báo cho biết hàng trăm chiến binh đổ về đây từ các nơi xa xôi như Chechnya, Somalia và Yemen.

Một năm sau, thành phố Marawi ở quần đảo Mindanao bị đánh chiếm. Năm tháng sau, thành phố nhiều người đạo Hồi nhất tại Philippines trở thành đống đổ nát. Trong cuộc chiến với quân đội, ít nhất 900 phiến quân đã chết, trong đó có nhiều chiến binh nước ngoài.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố chiến thắng IS. Nhưng theo New York Times, định nghĩa chiến thắng của ông Duterte không bao gồm việc ngăn chặn các chiến binh trung thành của IS tái hợp rất nhanh sau đó.

"IS có tiềm lực kinh tế mạnh, họ đang tuyển mộ rầm rộ ở Philippines" - Rommel Banlaoi, chủ tịch Viện nghiên cứu hòa bình, bạo lực và khủng bố, cho hay và nhấn mạnh: "Vấn đề IS đang diễn biến phức tạp, giới chức không thể lờ đi được nữa".

Giúp các cựu chiến binh IS tái hòa nhập

Chính phủ Philippines đang tìm cách tái hòa nhập cộng đồng cho các cựu chiến binh IS, một trong những biện pháp ngăn chặn sự hồi sinh của IS ở nước này.

Manila cũng tìm cách cải tạo những địa điểm giao tranh. Nhưng cho đến lúc này, quân đội Philippines vẫn đang chiến đấu với các phiến quân IS còn sót lại tại thành phố Marawi. Điều này khiến kế hoạch cải tạo thành phố của chính phủ bị trì hoãn. Hậu quả là khoảng 50.000 người, tương ứng 1/4 cư dân, vẫn chưa được trở về nhà.


Theo Minh Khôi/ Tuổi Trẻ

  • Từ khóa

Ông Kim Jong-un chỉ đạo tăng cường lực lượng hạt nhân, Triều Tiên bắn tên lửa

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên ra lệnh tăng tốc quá trình sản xuất vũ khí và đẩy nhanh tiến độ củng cố lực lượng hạt nhân của nước...
11:40 - 18/05/2024
103 lượt xem

Ông Putin: Nga không chấp nhận tối hậu thư từ Ukraine và phương Tây

Phát biểu ngày 17-5, ông Putin nói Ukraine và các nước phương Tây đang nỗ lực đạt được những mục tiêu mà họ đã thất bại trên mặt trận quân sự bằng ngoại...
07:05 - 18/05/2024
227 lượt xem

Triều Tiên khẳng định không xuất khẩu vũ khí sang Nga

Ngày 17-5, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bác cáo buộc về hoạt động hợp tác quân sự giữa Triều Tiên và Nga, nhấn mạnh vũ khí của Triều...
15:48 - 17/05/2024
609 lượt xem

Thủ tướng Slovakia đã có thể nói chuyện sau khi bị bắn

Đến sáng 17-5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã ổn định nhưng vẫn còn trong tình trạng nghiêm trọng, tuy nhiên ông đã bắt đầu nói chuyện...
11:12 - 17/05/2024
696 lượt xem

Triển vọng kinh tế thế giới qua ‘lăng kính’ Liên Hợp Quốc

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng...
10:12 - 17/05/2024
719 lượt xem