4
/
69527
La liệt quần áo “mác hiệu – giá chợ”
la-liet-quan-ao-mac-hieu-gia-cho
news

La liệt quần áo “mác hiệu – giá chợ”

Thứ 3, 22/01/2019 | 16:47:06
2,141 lượt xem

BGTV- Vấn nạn quần áo, hàng tiêu dùng “nhái” mác hàng hiệu trên thị trường đã tồn tại từ lâu mặc cho các cơ quan chức năng áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý. Người mua vẫn mua, người bán vẫn bán, hàng nhái gắn mác hiệu vẫn nhan nhản trên thị trường và là câu chuyện chưa có hồi kết.

Hàng mác hiệu giá siêu rẻ

Quần áo "gắn mác hiệu" từ lâu đã là "chuyện thường" với cả người bán lẫn người mua

Dạo quanh các ki ốt, cửa hàng thời trang địa bàn TP Bắc Giang và các huyện, không khó để tìm thấy những sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách và đồ phụ kiện nhập từ Trung Quốc. Điểm chung của những loại quần áo thời trang gắn mác hàng hiệu này là giá cực rẻ, giá chỉ bằng 1/10 hàng chính hãng. Chẳng hạn, một chiếc quần jean hay áo thun gắn mác những thương hiệu như Levi’s, Adidas, Fendi… được bán với 200.000 – 350.000 đồng, Thắt lưng Hermes, Louis Vuiton, Channel, giá 150.000 – 300.000 đồng. Ngoài ra, các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Channel bị gắn vô tội vạ lên sản phẩm.

Hàng nhái gây ảnh hưởng xấu đến thị trường và các thương hiệu chân chính

Tại một shop thời trang khá lớn trên đường Lê Lợi, TP Bắc Giang bày bán rất nhiều các loại quần áo mà theo chủ cửa hàng có 90% là hàng nhập trực tiếp từ Trung Quốc, chỉ có 10% là trong nước sản xuất… tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, rất nhiều loại quần jeans, áo khoác đều có gắn nhãn mác của các hãng thời trang lớn. Khi được hỏi về các loại quần áo gắn mác hàng hiệu này, chị P – chủ cửa hàng phân trần: “Khách hàng họ không mấy quan tâm đến nhãn mác trên quần áo đâu, giá chỉ có vài trăm nghìn thì lấy đâu ra hàng hiệu, cứ đẹp, giá rẻ là được”.

Các mặt hàng quần áo nhái này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc

Đang chọn mua một chiếc quần jean có mác Levi’s với giá chỉ 400.000, anh Tiến (Đa Mai, TP Bắc Giang) lý giải về lựa chọn của mình: “Hàng chính hãng lên đến vài triệu thì mình cũng chẳng đủ tiền để mua, còn ở đây giá hợp lý, mẫu mã cũng được, dù biết đây không phải hàng thật nhưng mình thấy cũng không ảnh hưởng gì nên mua dùng thôi”.

Bài toán chưa có lời giải

Thực trạng hàng chợ gắn mác hàng hiệu là vấn nạn từ lâu không chỉ tại địa bàn tỉnh Bắc Giang mà còn của nhiều địa phương khác trên cả nước. Số lượng vụ kiểm tra tuy nhiều nhưng chỉ dừng lại ở hình thức xử phạt vi phạm hành chính là chủ yếu nên chưa thực sự có tính răn đe đối với các cơ sở, cá nhân có hành vi gian lận thương mại. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về giá còn nhiều thiếu sót; việc kê khai, đăng ký giá chưa được các doanh nghiệp thực hiện thường xuyên; việc niêm yết giá nhiều nơi vẫn còn mang tính hình thức, đối phó, bán sai giá niêm yết, nhất là tại các chợ, cửa hàng tuyến huyện thị, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong giám sát, kiểm tra.

Để hàng giả, hàng nhái "không còn đất sống" cần rất nhiều đến ý thức của người tiêu dùng

Về phía người tiêu dùng, dù biết đến các sản phẩm mình mua hoặc sử dụng không phải hàng chính hãng nhưng lại sẵn sàng bỏ qua và chấp nhận những sản phẩm kém chất lượng vì giá cả rẻ hơn, mẫu mã đẹp, có sức hút. “Có cung ắt hẳn có cầu”, người dân vẫn mua và hàng giả, hàng nhái vẫn được sản xuất trong một thời gian dài; như vậy chính một bộ phận người tiêu dùng đang tiếp tay cho hành vi phạm pháp và tạo điều kiện để hàng giả, hàng nhái tiếp tục “sống khỏe” trên thị trường.

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện khắp nơi trên thị trường, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm các biện pháp để bảo vệ, đưa ra các giải pháp chống hàng giả như sử dụng tem chống hàng giả để có thể truy xuất ngay nguồn gốc sản phẩm, tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những giải pháp mang tính tạm thời. Muốn minh bạch thị trường, không để hàng nhái, hàng giả làm ảnh hưởng đến các thương hiệu chính hãng và mang đến những sản phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dùng đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cấp ngành từ trung ương đến địa phương, kịp thời phát hiện và có chế tài xử lý nghiêm vi phạm. Quan trọng hơn cả, mỗi người dân phải là người tiêu dùng thông thái, không ham rẻ, ham hàng giả để tránh hệ lụy cho bản thân và gây tác động xấu đến thị trường cũng như ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh chân chính./.

Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả cao nhất là 120 triệu đồng (cho hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng).  Tùy tính chất, mức độ, loại hàng hóa vi phạm, hành vi buôn bán hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù.

Minh Anh

Đề xuất mọi khách hàng được mua điện tái tạo không qua EVN

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ Công thương với Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực...
16:31 - 08/05/2024
310 lượt xem

Giá vàng SJC lại lên đỉnh sau phiên đấu thầu thứ 5, tiếp tục trúng thầu 3.400 lượng

Phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 5 sáng 8-5 có 3 đơn vị tham gia và trúng thầu tổng cộng 3.400 lượng vàng miếng.
15:50 - 08/05/2024
309 lượt xem

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời...
15:13 - 08/05/2024
358 lượt xem

Thái Lan lo ngành thép sụp đổ vì làn sóng bán phá giá từ Trung Quốc

Hiệp hội các nhà sản xuất thép tại Thái Lan lo ngại về tương lai của ngành thép nước này. Báo Bangkok Post đăng bài: "Viễn cảnh ảm đạm với các nhà sản...
11:03 - 08/05/2024
449 lượt xem

Vì sao miễn đăng kiểm vẫn phải đóng phí?

Từ ngày 15.6, ô tô thuộc diện được miễn đăng ký lần đầu sẽ phải đóng phí và một số dịch vụ in lại giấy, tem kiểm định cũng sẽ thu phí.
08:53 - 08/05/2024
492 lượt xem