240
/
56066
Quy hoạch, phát triển chợ cần xét tới hiệu quả
quy-hoach-phat-trien-cho-can-xet-toi-hieu-qua
news

Quy hoạch, phát triển chợ cần xét tới hiệu quả

Thứ 4, 13/12/2017 | 16:32:44
1,738 lượt xem

Vốn là kênh mua sắm “chủ đạo” của người dân, song hiện nay hoạt động của chợ dân sinh tại nhiều địa phương trên cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn, các mô hình chuyển đổi quản lý, kinh doanh, khai thác chợ cũng chưa hiệu quả. Đã đến lúc, công tác này phải có sự đổi mới cả về đầu tư cũng như phương pháp quản lý, giải pháp phát triển, để chợ truyền thống đóng góp hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tại chợ Chũ I (TT Chũ, huyện Lục Ngạn), khu chợ này đã được xây dựng và sử dụng từ hàng chục năm nay, cơ sở hạ tầng các khu buôn bán nhiều nơi xuống cấp, tạm bợ không đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, VSMT, mỹ quan đô thị, dù đã nhiều lần đề cập để giải quyết song tình trạng này vẫn tiếp diễn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc buôn bán, kinh doanh của các tiểu thương.

Chợ Chũ (Lục Ngạn) nhiều nơi đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn

Tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, chợ truyền thống vẫn là kênh mua sắm chủ đạo, thay vì trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại như tại khu vực trung tâm. Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy thực trạng xuống cấp, khó khăn trong thu hút đầu tư phát triển chợ cũng là một thực trạng đáng lo ngại. Tại nhiều huyện, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa của các huyện như Sơn Động, Lục Ngạn... do khó thu hút đầu tư, nguồn kinh phí sử dụng để cải tạo và sửa chữa, xây dựng chủ yếu đến từ ngân sách hỗ trợ và huy động từ phía các tiểu thương kinh doanh. Một số nơi tình trạng xập xệ, xuống cấp từ lâu vẫn chưa để cải thiện, đầu tư nâng cấp, do đó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy nổ, mất an toàn trong kinh doanh.

Nguồn gốc, chất lượng hàng hóa tại chợ cũng cần được siết chặt quản lý hơn nữa

Cùng với sự mất an toàn do hạ tầng, sự “nhốn nháo” tại chợ truyền thống cũng gây ra tình trạng mất ATTP, không truy xuất được nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng rau củ quả, tình trạng xả rác bừa bãi, an ninh trật tự cũng bộc lộ nhiều bất cập và phức tạp, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc có cam kết bảo vệ môi trường tại các chợ còn bị xem nhẹ... Những vấn đề này dù đã tồn tại từ lâu, làm ảnh hưởng tới hiệu quả và hoạt động tại các chợ, khiến chợ truyền thống dần “lép vế” so với các kênh mua sắm hiện đại như TTTM, siêu thị.

Quy hoạch xây dựng và phát triển chợ cần đi từ thực tiễn, gắn với lợi ích và hiệu quả hoạt động trong cộng đồng

Vấn đề lớn nhất hiện nay trong phát triển chợ tại Bắc Giang là quy hoạch chưa bài bản, đầu tư chưa tương xứng, mô hình quản lý chưa phù hợp, dẫn đến nhiều tiểu thương không mấy “mặn mà” do kinh doanh không hiệu quả, người dân cũng ít vào chợ để mua sắm vì chưa thuận lợi. Vấn đề phát triển chợ sẽ đổi mới, đặc biệt là chợ nông thôn là rất cần thiết xong cũng cần bám sát thực tiễn tại mỗi địa phương, công tác đầu tư xây mới, nâng cấp, mở rộng chợ phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã phê duyệt. Trước khi đầu tư phải tổ chức đánh giá dung lượng thị trường, phạm vi bán kính phục vụ của chợ, lấy ý kiến của nhân dân, các hộ tiểu thương và các cơ quan có liên quan, nhằm tạo sự đồng thuận cao.

Theo Quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực từ ngày 01/12/2017 và thay thế Quyết định số 192/2012/QĐ-UBND ngày 27/6/2012, theo đó quy định này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ; các thương nhân kinh doanh tại chợ trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

UBND tỉnh giao Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và phương án chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ, UBND các huyện, thành phố, xã có trách nhiệm quản lý chợ trên địa bàn theo phân cấp quản lý, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và quản lý chợ, siết chặt kiểm soát chất lượng hàng hóa, định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý và phát triển chợ trên địa bàn, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội tại địa phương.

Minh Anh

Miền Bắc đón liên tiếp 2 đợt không khí lạnh đầu tháng 11

Từ ngày 1 - 5.11, miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường, dự báo nhiệt độ giảm sâu, trời chuyển rét.
11:16 - 31/10/2024
672 lượt xem

Hoàn tiền khi tự mua thuốc là giải pháp tình thế

Quy định người bệnh diện BHYT được hoàn tiền khi phải tự mua thuốc, vật tư được đại diện Bộ Y tế cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế trong giai đoạn...
10:03 - 31/10/2024
496 lượt xem

Cơn lốc hàng giá rẻ náo loạn thị trường: Đóng cửa 'sàn chui' được không?

Các sàn thương mại điện tử Temu, Shein, 1688… bán hàng công khai, hưởng đơn hàng giá trị thấp không đóng thuế, không chỉ "bóp" sản xuất trong nước mà còn...
07:59 - 31/10/2024
585 lượt xem

Miền Bắc đón đợt rét diện rộng đầu tiên, nền nhiệt giảm 10 độ C

Từ ngày 5.11, miền Bắc sẽ chuyển rét do chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh từ phía bắc.
10:52 - 30/10/2024
1,131 lượt xem

'Vỡ mộng' với sàn Temu

Sau một thời gian hào hứng ban đầu, nhiều người tiêu dùng Việt bắt đầu bày tỏ thất vọng về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng... sau...
10:49 - 30/10/2024
1,085 lượt xem