4
/
116143
Cạn dòng tiền, nhiều doanh nghiệp chỉ 'sống được dưới 1 tháng'
can-dong-tien-nhieu-doanh-nghiep-chi-song-duoc-duoi-1-thang
news

Cạn dòng tiền, nhiều doanh nghiệp chỉ 'sống được dưới 1 tháng'

Thứ 3, 07/09/2021 | 16:27:27
640 lượt xem

Dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc chỉ còn dòng tiền để duy trì "ít hơn 1 tháng".

Cạn dòng tiền, nhiều doanh nghiệp chỉ sống được dưới 1 tháng - Ảnh 1.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do nguồn tiền - Ảnh: C.QUỐC

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa công bố báo cáo khảo sát về tình hình doanh nghiệp & người lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19, được thực hiện với gần 70.000 người lao động và hơn 21.500 doanh nghiệp/hộ kinh doanh.

Tình hình sức khỏe doanh nghiệp được chỉ ra qua khảo sát khi có gần 32,5% doanh nghiệp là diện "tự nguyện ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chờ hết đợt dịch bùng phát", gần 2,5% doanh nghiệp "buộc phải đóng cửa do có người bị mắc COVID-19" và hơn 6% doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động khi các địa phương áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16/16+.

Tác động của dịch COVID-19 và các biện pháp phòng, chống dịch khiến doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng ngay trong nước, tỷ lệ này là chiếm tới 35,4%. Điều này góp phần làm tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất trong nước trầm trọng hơn, vì các doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện các đơn hàng.

Đáng chú ý, số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và chỉ còn dòng tiền để duy trì "ít hơn 1 tháng" chiếm khá cao, gần 40% và gấp 2,5 lần với các doanh nghiệp đang "duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh".

Hộ kinh doanh là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất khi có tới 45% chỉ còn dòng tiền để duy trì trong 1 tháng, tiếp đến là doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 40% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 30%….

Có khoảng 46% doanh nghiệp có thể kéo dài duy trì hoạt động dưới 3 tháng, cho thấy việc doanh nghiệp có tiếp tục tồn tại hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng được phép hoạt động trở lại hay không.

Vì thế, Ban IV cho rằng thời điểm tháng 9-2021 có thể xem là thời điểm mang tính chất "quyết định" để "cứu nguy" cho hai nhóm doanh nghiệp nêu trên nếu chính quyền có thể hỗ trợ doanh nghiệp vận hành trở lại hoạt động hoặc tự thân các doanh nghiệp tổ chức được sản xuất, kinh doanh.

Để giải quyết khó khăn do dòng tiền, doanh nghiệp chọn giải pháp giảm chi phí hoạt động như cắt giảm lao động, tiền lương, tổ chức lại sản xuất hoặc đi vay từ ngân hàng và các tổ chức khác.

Tuy vậy, doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn như trả tiền lương, lãi vay ngân hàng, trả tiền thuê đất, kho bãi, nhà xưởng, thuê văn phòng, cũng như phải đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, trả nợ gốc cho ngân hàng, thanh toán chi phí đầu vào như nguyên liệu, điện, nước…

Do đó, doanh nghiệp kiến nghị được hỗ trợ trực tiếp như thuế, phí, lệ phí, lãi vay ngân hàng…; đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành thông suốt để thực hiện các đơn hàng; có biện pháp giãn cách phù hợp, chủ động xét nghiệp, đảm bảo thông suốt đi lại...

Lao động mất việc chiếm tỉ lệ cao

Có tới hơn 62% số người lao động được hỏi đang mất việc làm làm và 38% đang có việc. Trong đó, nhóm độ tuổi mất việc từ 31 đến 45 tuổi chiếm nhiều nhất với gần 70%. Các ngành mà người lao động bị mất việc làm cao nhất là xây dựng, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp.

Mặc dù chịu cảnh mất việc, nhưng người lao động phải chịu nhiều gánh nặng chi phí như mua sắm thêm các thiết bị cho con học trực tuyến, chi phí tiền điện, tiền internet; chi phí nuôi dưỡng người thân do cách ly; chi phí lương thực, thực phẩm, điện, nước, tiền thuê nhà, tiền trả lãi vay ngân hàng…

Có tới hơn 50% số người lao động bị mất việc từ 1-3 tháng, trong khi nó nguồn tiền tích lũy chỉ đủ để đảm bảo cho cuộc sống dưới 1 tháng. Hơn 37% người lao động đã mất việc chỉ đủ đảm bảo cho cuộc sống dưới 3 tháng, 8,6% người lao động đã mất việc đủ đảm bảo cho cuộc sống dưới 6 tháng và chỉ 4,4% số lượng người lao động đã mất việc có nguồn tiền tích lũy đủ đảm bảo cho cuộc sống trên 6 tháng.

Theo N.An/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/can-dong-tien-nhieu-doanh-nghiep-chi-song-duoc-duoi-1-thang-20210907143019411.htm

  • Từ khóa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc...
16:08 - 07/05/2024
53 lượt xem

ACV nói phí sân bay thấp, khó tác động tăng giá vé máy bay

Theo ACV, chi phí sân bay trong một vé máy bay nội địa khoảng 125.000 - 170.000 đồng tùy sân bay. Đây là số tiền khá thấp trong tổng giá vé khách chi trả...
15:10 - 07/05/2024
72 lượt xem

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung...
15:17 - 07/05/2024
72 lượt xem

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh, đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Theo Báo cáo mới nhất về Xu hướng nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý I/2024, Việt Nam ghi nhận nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tăng...
14:40 - 07/05/2024
90 lượt xem

Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin về giá vé máy bay cao bất thường

Cục Hàng không Việt Nam đề nghị hành khách mua vé máy bay các hãng hàng không Việt Nam thời gian qua phản ánh thông tin, tài liệu xác thực về việc đã phải...
11:34 - 07/05/2024
163 lượt xem