4
/
96932
2 tháng COVID-19 tái bùng phát, hàng loạt doanh nghiệp phải sa thải lao động
2-thang-covid-19-tai-bung-phat-hang-loat-doanh-nghiep-phai-sa-thai-lao-dong
news

2 tháng COVID-19 tái bùng phát, hàng loạt doanh nghiệp phải sa thải lao động

Chủ nhật, 06/09/2020 | 07:40:32
350 lượt xem

Khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho biết, 47% doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động khi COVID-19 tái bùng phát.

Cuộc khảo sát lần thứ ba được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) tiến hành giữa tháng 8, sau khi đợt dịch thứ hai bùng phát trở lại, cho thấy sức khoẻ doanh nghiệp "thêm kiệt quệ". Theo kết quả khảo sát, đợt bùng phát dịch lần này đã khiến 20% doanh nghiệp tham gia phải dừng hoạt động, 76% không cân đối được thu chi, 2% đã giải thể và chỉ 2% tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Doanh nghiệp du lịch dịch vụ lữ hành, lưu trú tiếp tục là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Những khó khăn lớn nhất mà họ đang phải đối mặt trong tình hình hiện nay và 6 tháng tới là không có đơn hàng, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ; trả tiền vay gốc và lãi ngân hàng và đảm bảo tiền trả lương, bảo hiểm xã hội... cho người lao động. Ngoài ra còn những khó khăn khác như thiếu tiền trả nguyên, nhiên liệu đầu vào, tiền thuê kho, bãi, xưởng, chi phí tiền trả thuê đất năm 2020 tăng vài chục phần trăm so với trước đó.

"COVID-19 gây ra thiệt hại diện rộng các ngành, chuỗi cung ứng đứt gãy, thị trường khủng hoảng... khiến doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán và gây ra áp lực kép cho họ bởi vẫn phải đảm bảo các khoản chi ngay cho nguyên liệu, nhân công", báo cáo khảo sát của Ban IV nêu.

2 tháng COVID-19 tái bùng phát, hàng loạt doanh nghiệp phải sa thải lao động - 1

Một trong những khách sạn ở khu phố cổ Hà Nội phải đóng cửa vì dịch bệnh. (Ảnh: Anh Tú)

Nhưng hệ luỵ nghiêm trọng hơn là làn sóng cắt giảm lao động đã bắt đầu diễn ra trên diện rộng, khi ở đợt dịch đầu tiên đa phần doanh nghiệp đều cố gắng không sa thải lao động.

Tác động của đợt dịch thứ hai khiến hơn 47% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động. Ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất do không có khách hàng. Các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ làm dịch vụ đại lý tour, bán vé phần lớn sa thải toàn bộ nhân viên; doanh nghhiệp lữ hành quốc tế tỷ lệ này là 80%, còn với doanh nghiệp lớn 40-50%.

Không riêng ngành du lịch, cắt giảm lao động là "động thái chung của nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực trong đợt dịch bùng phát lần 2. Hiệp hội Rau quả Việt Nam và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp trực thuộc đã cắt giảm 10%. Số lao động phải nghỉ việc vì COVID-19 tại các đơn vị thành viên của Hiệp hội Nhựa Việt Nam là 30-60%. Trong lĩnh vực chế biến gỗ, mỹ nghệ, lượng lao động bị sa thải cũng tới 30%...

Đa phần các doanh nghiệp, hiệp hội đều cho rằng họ tồn tại tới thời điểm này là "nỗ lực cực kỳ lớn nhưng nỗ lực bỏ ra để giữ người lao động, nhất là nhân sự chủ chốt, quản lý... còn lớn hơn". Chủ doanh nghiệp thấy rõ chi phí cơ hội của việc sa thải hàng loạt nhân sự và chi phí tuyển dụng lại rất cao nên đã áp dụng nhiều biện pháp giữ chân người lao động. Song, áp lực đảm bảo dòng tiền trả lương, bảo hiểm xã hội, y tế và các khoản phí liên quan tới công đoàn trong bối cảnh lượng tiền thực của doanh nghiệp ngày càng mỏng, vẫn phải trả lãi vay ngân hàng, khiến họ không còn lựa chọn nào khác.

Tình trạng này cũng tương ứng với số liệu người thất nghiệp mà Tổng cục Thống kê công bố gần đây và dự báo sẽ là nguyên nhân gây ra hệ luỵ lớn với các vấn đề xã hội khi hàng chục triệu lao động mất việc làm.

Khác với hai đợt khảo sát trước đây, lần khảo sát này một vấn đề đáng lưu tâm là đã có sự suy giảm niềm tin của nhiều doanh nghiệp trước các chính sách đã ban hành. Họ không còn hào hứng đưa ra giải pháp, kiến nghị Chính phủ, thậm chí một số còn tỏ sự thất vọng vì "kiến nghị nhiều lần mà gần như không có thay đổi". Đây cũng là một phần hệ luỵ của việc nhiều doanh nghiệp đang chịu thiệt hại nặng bởi đại dịch, đứng trước áp lực dòng tiền, sự bất định tương lai khiến góc nhìn của họ có xu hướng tiêu cực hơn.

Do đó, Ban IV đề xuất, chính sách Chính phủ trong gói hỗ trợ tới đây cần hướng tới củng cố niềm tin, tạo động lực cho doanh nghiệp và quá trình làm chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, thay vì hỗ trợ doanh nghiệp đã kiệt quệ, đổ vỡ thì nên hướng tới chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm dòng tiền chi ra để họ cân đối, sử dụng dòng vốn còn rất mỏng cho các khoản chi tối thiểu, nhằm duy trì lao động, sản xuất, kinh doanh.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho tất cả doanh nghiệp trong năm 2020 thay vì chỉ áp dụng với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng năm nay. Thực tế, mọi doanh nghiệp đều chịu tác động tiêu cực của Covid-19 không phân biệt quy mô doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể đóng cửa tức thi bởi dịch bệnh nhưng doanh nghiệp lớn trong nỗ lực duy trì hệ thống đã chịu thiệt hại thậm chí còn nặng nề hơn, ảnh hưởng tiêu cực hơn tới nền kinh té nếu không kịp thời có chính sách hỗ trợ hiệu quả.

Ngoài ra, Chính phủ xem xét, trình Quốc hội giảm tối thiểu 50% các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020, thậm chí kéo dài sang 2021. Cùng đó hoãn thời gian đóng so với các quy định hiện hành, vì đây là dòng tiền rất lớn trong cơ cấu chi của doanh nghiệp.

"Miễn đóng phí công đoàn năm 2020 và 2021 thay vì chỉ hoãn đóng một số tháng nhằm củng cố tinh thần doanh nghiệp. Chính sách này nếu được ban hành sẽ là biện pháp hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp duy trì dòng vốn, giảm thời gian với quy trình thủ tục hành chính", Ban IV lập luận.

Cộng đồng doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kịch cầu tiêu dùng sau dịch. Bởi, hiện các doanh nghiệp rất cần vốn lưu động duy trì sản xuất kinh doanh, lao động. Việc bỏ thêm 10% thuế VAT và phải đợi tới cuối năm mới được hoàn trả gây khó khăn cho các doanh nghiệp, cũng khó để thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.

Với ngân hàng, doanh nghiệp đề xuất mở rộng hình thức vay tín chấp; ưu đãi lãi suất với các khoản vy đầu tư, giảm lãi suất các khoản vay hiện tại; khoanh, giãn thời gian trả nợ...

Liên quan tới hỗ trợ giá điện, các doanh nghiệp du lịch và logistic đề nghị Chính phủ kéo dài thời gian áp dụng giá điện sản xuất cho khu vực này thay vì chỉ áp dụng 5 tháng theo chính sách hỗ trợ hồi đầu năm. Theo tính toán, tiền điện chiếm tỷ trọng cao trong chi phí các khách sạn, nhà hàng dù gần như không hoạt động như vẫn phải duy trì cơ sở ở mức tối thiểu. Còn các đơn vị kho lạnh, chuỗi xuất - nhập khẩu thuỷ sản, rau củ quả..., tiền điện hiện chiếm khoảng 30% chi phí đầu vào, đẩy chi phí logistic lên cao.

Doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng ít nhất hết năm 2021 để giảm áp lực cho doanh nghiệp trong chi trả lương, chi các khoản bảo hiểm và kinh phí khác dựa trên lương. Các bộ, ngành không tăng phí, giá dịch vụ do nhà nước quy định; hạn chế tối đa thanh, kiểm tra.

Cuối cùng, các doanh nghiệp, hiệp hội đề xuất Chính phủ cân đối ngân sách, điều chỉnh mục tiêu thu, chi ngân sách nhà nước. Hiện các địa phương vẫn theo đuổi mục tiêu thu ngân sách phải bù chi, thu phải đạt dự toán dẫn tới tình trạng doanh nghiệp có thể bị tận thu thông qua tiền thuê đất, các khoản phí, thuế hoặc chịu nhiều đợt thanh, kiểm tra để rà soát tăng thu ngân sách Nhà nước.

"Cách làm này khiến khó khăn của doanh nghiệp càng chồng chất, sẽ khiến kinh tế chịu nhiều hậu quả khó khắc phục trong những năm tới", đại diện Ban IV nêu trong báo cáo gửi Thủ tướng. 

Theo VTC News

https://vtc.vn/2-thang-covid-19-tai-bung-phat-hang-loat-doanh-nghiep-phai-sa-thai-lao-dong-ar568130.html

  • Từ khóa

Vé xe khách Tết 2025 tăng 40 - 60%

Các bến xe khuyến khích nhà xe không tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán, nhưng nếu phải điều chỉnh để bù chi phí xe chạy rỗng cũng không quá 40 - 60% so với...
18:48 - 24/11/2024
153 lượt xem

Lãi suất huy động bắt đầu 'nóng'

Tính từ đầu tháng 11 tới nay có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, trong đó có cả những ngân hàng trong nhóm Big4.
09:23 - 24/11/2024
393 lượt xem

Giá vàng hôm nay 23.11.2024: Vàng tăng lên 5 triệu đồng/lượng

Sau 2 tuần giảm, giá vàng tuần qua đã tăng mạnh, khoảng 5 triệu đồng mỗi lượng vàng miếng SJC và vàng nhẫn. Một số dự báo trong tuần tới, giá vàng sẽ tiếp...
08:32 - 24/11/2024
401 lượt xem

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
791 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
963 lượt xem