4
/
92791
Sức mua sắm giảm mạnh sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
suc-mua-sam-giam-manh-se-tac-dong-tieu-cuc-den-tang-truong-kinh-te
news

Sức mua sắm giảm mạnh sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế

Thứ 3, 09/06/2020 | 09:45:15
219 lượt xem

Sức mua suy giảm, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến “sức khỏe” của hệ thống doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 5/2020 đã khởi sắc, tăng 26,9% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung, 5 tháng đầu năm, con số này giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu loại trừ yếu tố giá cả thì sức mua của nền kinh tế - biểu thị qua chỉ số bán lẻ hàng hóa đã giảm tới 8,6% so với cùng kỳ.

Cùng với chỉ số về tổng mức bán lẻ, tốc độ tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ là 1%, con số này quá thấp so với mức tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019. Đây là hệ lụy của sức mua suy giảm, bao gồm cả sức mua của thị trường trong nước và xuất khẩu. 

suc mua sam giam manh se tac dong tieu cuc den tang truong kinh te? hinh 1

Sức mua suy giảm sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của đất nước. (Ảnh minh họa)

Theo ý kiến các chuyên gia kinh tế, những con số này là rất đáng lo ngại trong bối cảnh kinh tế hiện nay, bởi sức mua quá thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Cũng vì sức mua suy giảm, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến “sức khỏe” của hệ thống doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, một trong những giải pháp hiệu quả hiện nay là kích cầu thị trường nội địa với quy mô gần 100 triệu dân.

Bởi, thị trường nội địa đang là điểm tựa giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất và vượt qua đại dịch. Về lâu về dài, sự phát triển của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa Việt một cách mạnh mẽ, có tính cạnh tranh cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

Ngân hàng Thế giới (WB) nhận xét, thị trường nội địa đang phát triển có thể bổ sung một phần hoặc thậm chí đối trọng với thị trường nước ngoài. Đến nay, gần 1/6 dân số Việt Nam đã gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu. Với tốc độ hiện tại, mỗi năm sẽ có thêm 1 triệu người Việt Nam tham gia nhóm này. Tầng lớp trung lưu mới nổi sẽ tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực thông qua sử dụng nguồn lực hiệu quả và đổi mới, sáng tạo hơn.

Nhiều ý kiến khác thì nhận định, thị trường nội địa được xem là “cứu tinh” cho nhiều doanh nghiệp, cho nền kinh tế, nên rất cần các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước đồng thời với hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, bán lẻ. WB cho rằng, hành vi của người tiêu dùng sẽ thay đổi, một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cần hỗ trợ để điều chỉnh mô hình kinh doanh trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, trong điều kiện còn nhiều khó khăn hiện nay, nhiệm vụ quan trọng trước mắt là tiếp tục phòng, chống dịch bệnh cho hiệu quả, có như vậy, người dân, doanh nghiệp mới yên tâm làm ăn, sản xuất kinh doanh. Song song với đó là kích thích tiêu dùng sản xuất trong nước.

Chính phủ cũng đã có một số động thái kích cầu, liên quan đến đầu tư, gói giải ngân đầu tư công, đầu tư tư nhân. Trong đó, gói 62.000 tỷ cũng là 1 phần để kích thích tiêu dùng, giúp đỡ người nghèo. Sắp tới, tiếp tục thúc đẩy kích cầu du lịch, mua bán, sản xuất kinh doanh trong nước, nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ được đẩy lên, nhất là trong bối cảnh tiêu dùng cá nhân tương đương với 80% GDP của Việt Nam.

Tại phiên họp thường kỳ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chúng ta đã chỉ đạo với tinh thần kiên quyết không lùi bước trước thách thức; đổi mới sáng tạo trong điều hành, không cắt đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ động thu hút đầu tư ngay từ trong nước”. Đây cũng là cơ hội quan trọng để vươn lên, tận dụng tốt thời cơ phát triển đi đôi với kiểm soát tốt dịch bệnh.

Thủ tướng yêu cầu, để hồi phục kinh tế sau đại dịch, cần đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa, cả về tiêu dùng cá nhân, thương mại dịch vụ.

Nhận định về chỉ đạo này của Thủ tướng, các doanh nghiệp đều cho rằng, đẩy mạnh khôi phục và kích cầu từ thị trường nội địa là “mũi tiến công” phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay. Trong khi tình hình dịch bệnh trên thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, việc mở cửa thị trường từ bên ngoài còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố thì việc tập trung đẩy mạnh cung - cầu từ thị trường nội địa là rất cần thiết./.

Theo Chung Thủy/VOV.VN

https://vov.vn/kinh-te/suc-mua-sam-giam-manh-se-tac-dong-tieu-cuc-den-tang-truong-kinh-te-1057378.vov

  • Từ khóa

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung...
17:00 - 25/11/2024
210 lượt xem

Bộ Tài chính đề xuất sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân

Hôm nay 25-11, Bộ Tài chính chính thức xin lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Việc sửa đổi một cách...
14:33 - 25/11/2024
278 lượt xem

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường...
12:40 - 25/11/2024
343 lượt xem

Tăng trở lại, giá gạo Việt cao nhất thế giới

Sau khi mở kho vào cuối tháng 9, Ấn Độ đạt giá trị xuất khẩu gạo vượt 1 tỉ USD trong tháng 10. Tuy nhiên, bất ngờ hơn là những ngày gần đây, giá gạo trên...
10:51 - 25/11/2024
363 lượt xem

Ký hợp đồng, bồi thường bảo hiểm online: Tiện thì có tiện, nhưng coi chừng rủi ro

Bất chấp thị trường khó khăn, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vẫn đổ vốn lớn để ứng dụng công nghệ vào hàng loạt nghiệp vụ. Bên cạnh lợi ích, cũng có...
09:55 - 25/11/2024
416 lượt xem