Quỹ Bình ổn giá xăng dầu sẽ sửa thành một mục riêng để tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch.
Xác định xăng dầu là mặt hàng thiếu yếu cho sản xuất và đời sống, giá xăng dầu có tác động lớn tới ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát, vì vậy việc quản lý và điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường song vẫn phải có sự điều tiết của Nhà nước.
Theo ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), qua 5 năm thực hiện Nghị định 83, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng linh hoạt và có hiệu quả. Vì vậy, phương án sửa đổi Nghị định 83 tại Dự thảo Nghị định vẫn có Quỹ bình ổn giá.
Phương án sửa đổi Nghị định 83 tại Dự thảo Nghị định vẫn có Quỹ bình ổn giá.
Ông Trần Duy Đông cho biết, cũng sẽ nghiên cứu, xem xét việc sửa đổi cơ chế điều hành của Quỹ cho phù hợp với tình hình thực tế. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu sẽ sửa thành một mục riêng để tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch và trách nhiệm của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong thực hiện việc trích lập, sử dụng và quản lý số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; Rà soát để sửa đổi, bổ sung cơ chế báo cáo, theo dõi (số dư tài khoản Quỹ BOG tại ngân hàng).
“Trong sửa đổi Nghị định 83 sẽ nghiên cứu để quy định rõ về chế tài xử lý vi phạm như thu hồi giấy phép hoạt động của thương nhân đầu mối… trong trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không thực hiện việc trích lập, kết chuyển số dư Quỹ BOG theo quy định. Thực tế trong thời gian vừa qua, khi quỹ BOG dương, doanh nghiệp được hưởng lãi suất không kỳ hạn và được hạch toán vào khoản dương của quỹ. Nhưng khi quỹ âm phát sinh việc khó vay, đồng thời vay với lãi suất bao nhiêu… cũng sẽ được nghiên cứu và có phương án để xử lý khi quỹ BOG tại doanh nghiệp bị âm…”, ông Đông cho biết./.
Theo Nguyên Long/VOV.VN
https://vov.vn/kinh-te/se-co-phuong-an-xu-ly-khi-quy-binh-on-gia-xang-dau-bi-am-987937.vov