Thực trạng giải ngân chậm trong nhiều năm đã ảnh hưởng không nhỏ đếnGiá thịt lợn tăng ở các tỉnh, thành trên cả nước, dự báo trong thời gian tới giá thịt lợn có thể lên 70.000 đồng/kg, mức giá kỷ lục từ trước tới nay phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đóng góp vào giá trị của GDP.
Giá thịt lợn vẫn duy trì ở mức cao dù lượng nhập khẩu tăng đột biến
Không quá lo ngại nguồn cung thịt lợn những tháng cuối năm
Giá thịt lợn ở 3 miền duy trì ở mức cao
Giá thịt lợn tại các tỉnh có xu hướng tiếp tục tăng, giá hầu hết đều trên 60.000 đồng/kg. Dự báo khả năng trong tuần này, giá lợn có thể tăng đạt mốc kỉ lục.
Các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình giá thịt lợn đạt 66.000 đồng/kg, cao nhất khu vực miền Bắc. Tại Tuyên Quang, Hà Nam, Vĩnh Phúc cũng lên tới 64.000 - 65.000 đồng/kg, các địa phương còn lại giá từ 63.000 đồng/kg trở xuống.
Thịt lợn nhập khẩu có thể là giải pháp để khắc phục nguồn cung trong nước đang thiếu hụt.
Cũng như miền Bắc, đàn lợn ở khu vực phía Nam đã sụt giảm đáng kể do dịch tả lợn châu Phi. Người nuôi lợn còn đắn đo khi tái đàn khiến lượng cung thiếu hụt đáng kể.
Giá thịt lợn tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước ở mức cao 62.000 đồng/kg. Các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, Đồng Tháp… giá khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Khu vực miền Trung, Tây Nguyên hiện là nơi có giá thịt lợn thấp nhất trong các nước. Tại các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, giá đang dao động 51.000 - 60.000 đồng/kg. Tại Nam Trung Bộ, giá thịt lợn khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg trừ các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đạt khoảng 55.000 - 60.000 đồng/kg.
Sau 8 tháng bị dịch tả lợn Châu Phi, tổng đàn lợn cả nước giảm 20% so với cùng kỳ 2018. |
Giá thịt lợn đang có xu hướng lên ở cả 3 miền và miền Bắc vẫn là nơi duy trì giá cao nhất lên gần tới 70.000 đồng/kg. Nếu không có sự can thiệp bằng biện pháp như nhập khẩu thịt lợn để bù đắp cho nguồn cung đang thiếu hụt, giá thịt lợn sẽ có thể có kỷ lục mới 70.000 đồng/kg.
Tái đàn cần được kiểm soát
TS Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam rất lớn, khi bữa ăn người Việt 70% là thịt lợn. Dịch bệnh khiến đàn lợn giảm, giá xuống thấp và người chăn nuôi không tái đàn. Đây là lý do khiến nguồn cung thiếu hụt.
“Hiện tại cũng là thời điểm người chăn nuôi lợi thu lại lợi nhuận đầu tư sau thời gian dài giá lợn ở mức thấp và những thiệt hại do dịch bệnh. Giá lợn thời đểm này cũng rất thuận lợi cho việc tái đàn” - TS Phạm Công Thiếu nói.
Giá lợn sẽ còn đứng ở mức cao từ nay đến hết Tết Nguyên đán vì việc tái đàn cần một khoảng thời gian 4-6 tháng. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân thì tới Tết lại tăng cao, phải qua Tết giá thịt lợn mới có thể giảm, TS Phạm Công Thiếu đánh giá.
Với giải pháp nhập khẩu lợn để bình ổn giá thị trường trong nước, cần phải tính toán kỹ, nhập thịt lợn ở mức vừa phải. Việc tái đàn cũng cần kiểm soát, tránh một cuộc khủng hoảng thừa thịt lợn như trước đây và người chăn nuôi tiếp tục thiệt hại./.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Bộ: Tài chính, Công thương và Tổng cục Thống kê khẩn trương đánh giá tình hình cung cầu thịt lợn (bao gồm cả thịt lợn hơi và thịt lợn thành phẩm) từ nay đến cuối năm 2019.
Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan có kịch bản, giải pháp ổn định giá cả, cung cầu thịt lợn từ nay đến cuối năm, đặc biệt là trong các dịp Lễ, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (cả phương án nhập khẩu)./. |
Theo Phương Hoài/VOV.VN