Do thị trường Trung Quốc “siết”, giá xuất khẩu giảm, nên kim ngạch nhiều nông sản chủ lực sụt giảm trong 10 tháng đầu năm 2019.
Nông sản tắc ở cửa khẩu Tân Thanh: Vì lẫn chôm chôm Thái Lan?
Vì sao 500 xe nông sản Việt Nam bị 'tắc' ở cửa khẩu Tân Thanh?
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Gặp khó khăn kép
Dù được kỳ vọng, nhưng xuất khẩu mặt hàng trái cây năm 2019 có kim ngạch tụt giảm
Ngày 29/10, Bộ NN&PTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm ước đạt 33,18 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018 ngoái. Đến nay, có 6 nhóm, sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm và đồ gỗ.
Đặc biệt, nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng có sự góp mặt của gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,5 tỷ USD (tăng 17,8%), cao su 1,75 tỷ USD (tăng 5,6%), chè đạt 187 triệu USD (tăng 14,3%), các sản chăn nuôi đạt 568 triệu USD (tăng 3,9%)…
Tuy nhiên, trong bức tranh xuất khẩu nông sản 10 tháng đầu năm nay, nhiều nông sản “hót” năm trước, nay lại có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm.
Trong đó, mặt hàng được kỳ vọng rất lớn là trái cây xuất khẩu chỉ đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,3%. Hạt điều, hạt tiêu và gạo, dù lượng xuất khẩu tăng, nhưng do giá xuất khẩu giảm mạnh kéo theo kim ngạch xuất khẩu bị giảm. Riêng cà phê giảm cả về giá trị và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, giảm 22,3% (lượng giảm 14,6%).
Theo Bộ NN&PTNT, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam, nhưng 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất sang thị trường này chỉ đạt 7,94 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh, đạt 6,4 tỷ USD, tăng 13,1%.
Bộ NN&PTNT cho rằng, đến nay mặt hàng rau quả giảm, chủ yếu do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm. Thực tế, nhiều mặt hàng nông sản trước đây chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, nhưng nay việc chuyển sang xuất khẩu chính ngạch còn gặp nhiều khó khắn, trong khi Trong Quốc đang siết chặt quy định về dư lượng hóa chất, an toàn thực phẩm, yêu cầu về vật liệu đệm, lót, bao bì…
Ngoài thị trường lớn nhất là Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đó là Hoa Kỳ đến là Hoa Kỳ chiếm 21,7%; EU chiếm 11,9%; ASEAN chiếm 10,3%.
Theo Nam Khánh/Tiền phong