4
/
79546
Gắn thế mạnh nông nghiệp từng địa phương thành thế mạnh chung của vùng
gan-the-manh-nong-nghiep-tung-dia-phuong-thanh-the-manh-chung-cua-vung
news

Gắn thế mạnh nông nghiệp từng địa phương thành thế mạnh chung của vùng

Thứ 6, 20/09/2019 | 17:17:50
610 lượt xem

Các tỉnh trong vùng có tính chất chung của vùng, thế mạnh chung của vùng gắn với thế mạnh của địa phương, không phát triển nhỏ lẻ.

Hôm nay (20/9), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020.

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 Vùng trung du và miền núi phía Bắc đã có sự phát triển ấn tượng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo ra bức tranh rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

gan the manh nong nghiep tung dia phuong thanh the manh chung cua vung hinh 1

Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020. (Ảnh: Nông nghiệp).

Theo đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng đạt bình quân 4,87%/năm; trong khi cả nước là 4,6%. Nhiều dự án thủy lợi được đầu tư, xây mới, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp của vùng đã góp phần cấp nước ổn định, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân trong vùng, giảm lũ cho vùng hạ du, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh đã áp dụng chuyển đổi mô hình nông nghiệp, có diện tích vùng chuyên canh cây ăn quả lớn khoảng 80.000 ha, mỗi năm thu hoạch 410.000 tấn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến năm 2020, quy mô diện tích cây ăn quả của Sơn La sẽ là 100.000 ha và sản lượng ước đạt 1 triệu tấn. Diện tích như vậy cho thấy cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La có hướng phát triển và hướng đi khá an toàn và phát triển toàn diện cây ăn quả.

“Để làm được điều này, Sơn La phải tập trung tổ chức sản xuất, chuyển tư tưởng, nhận thức từ hộ nông dân, hợp tác xã đến cả hệ thống chính trị. Quyết tâm cao ở đây chính là sự nói và làm, tham gia chỉ đạo trong từng khâu sản xuất, tập trung quyết liệt và người làm quyết liệt”, ông Công khẳng định.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 37 tại các địa phương còn bộc lộ tồn tại, hạn chế như sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún; đổi mới trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp, cơ chế chính sách đặc thù cho vùng thiếu nguồn lực thực hiện nên hiệu quả chưa cao; hộ nghèo của vùng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất nước…

Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang kiến nghị, cần có chính sách riêng cho đồng bào dân tộc, đầu tư phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng mang bản sắc dân tộc và cây dược liệu.

“Vì khó khăn nên mới phải xây dựng chính sách đặc thù. Nhưng các Bộ ngành trung ương lại trả lời rất rõ là không có chính sách đặc thù, chính sách chung là như thế. Nhiều người cho rằng phải xây dựng chính sách đặc thù cho từng vùng nhưng xây dựng lên thì tắc luôn”, ông Vinh cho hay.

“Tôi nghĩ không có chính sách đặc thù mà có nghĩa từng tỉnh vận dụng việc này như thế nào. Ví như Hà Giang vận dụng tín dụng hóa trong nông nghiệp ra sao hoặc làm sản phẩm đặc thù của địa phương, triển khai đồng loạt tất cả các biện pháp tổng hợp, chỉ đạo đến nơi đến chốn thì vận dụng rất tốt”, ông Vinh nhấn mạnh.

Với mục tiêu phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương cần chú trọng vào các sản phẩm có lợi thế so sánh, những sản phẩm mang tính hiệu quả kinh tế cao gắn với xã hội và môi tường, từng bước tái cơ cấu lại nông nghiệp… Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với chất lượng và quy mô ngày càng cao hơn.

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Tổng kết Nghị quyết 37 riêng về lĩnh vực nông lâm nghiệp là đánh giá lại kết quả đạt được, nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong 15 năm qua trong lĩnh vực này để rút kinh nghiệm và tiếp tục phát triển.

“Sau tổng kết, các địa phương đều đề nghị Bộ Chính trị cần có Nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Các chính sách đối với vùng này cần rất cụ thể mang tính đặc thù và đặc biệt có chính sách về cơ sở hạ tầng, giao thông, từ đó kết nối được các tỉnh trong vùng, không những phát triển nhỏ lẻ nữa mà phải có tính chất chung của vùng, thế mạnh chung của vùng gắn với thế mạnh của địa phương”, ông Doanh nhấn mạnh./.

Theo Kim Thanh/VOV.VN

  • Từ khóa

Mỹ vẫn là khách hàng lớn nhất của ngành điều Việt Nam

Năm 2024, Mỹ đã chi gần 1,2 tỷ USD mua hạt điều Việt Nam và chiếm 98% tổng lượng điều nhập khẩu của thị trường này.
17:25 - 15/01/2025
284 lượt xem

Còn khoảng 6.000 vé tàu Tết từ TP.HCM đi Hà Nội

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt cho biết hiện còn khoảng 6.000 vé tàu chiều TP.HCM đi Hà Nội dịp trước Tết Ất Tỵ 2025.
15:08 - 15/01/2025
345 lượt xem

Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm dịp Tết Nguyên đán 2025

Vietnam Airlines công bố dự kiến khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm, cung ứng gần 300.000 ghế trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 13-1...
10:45 - 15/01/2025
434 lượt xem

Biểu giá điện mới: Giảm bậc nhưng giá tăng

Đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt của Bộ Công thương giảm từ 6 bậc xuống 5 bậc, nhưng lại khiến nhiều hộ gia đình phải trả tiền điện...
08:49 - 15/01/2025
511 lượt xem

Lương thưởng tết 'xót ruột' vì bị trừ thuế

Nhiều công nhân, người lao động đã rộn ràng nhận được lương tháng 13 và thưởng Tết Ất Tỵ 2025 nhưng niềm vui chưa trọn vẹn khi bị khấu trừ thuế thu nhập...
08:42 - 15/01/2025
668 lượt xem